2.2. Quản lý thuế đốivới các doanh nghiệp khu vực tư nhân
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đốivới các doanh nghiệp khu
khu vực tư nhân
2.2.3.1. Những quy định liên quan đến quản lý thuế
Không như quản lý trong lĩnh vực kỹ thuật với bộ nguyên tắc nhất quán, QLT là một lĩnh vực được xác định là rất rộng với các qui định bao trùm: luật, hành chính công, xã hội học và cả tâm lý học cũng như kinh tế học. Tuy nhiên, nó có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách tài khóa, bởi hiệu quả của nó có thể làm tăng hoặc giảm nguồn thu của các chính phủ và thậm chí thâm hụt tổng thể, hay sẽ đặt gánh nặng thuế cao hơn hoặc thấp hơn đối với các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế một cách có chủ định của chính phủ nhằm đem lại hiệu quả.
QLT khơng thể thay đổi luật, nhưng nó có thể giúp thực hiện, hoặc thực hiện
các thay đổi có thể có trong luật để cải thiện cấu trúc thuế hiệu quả đối với các loại thuế thu nhập và tiêu dùng dựa trên việc mở rộng cơ sở thuế. Như vậy, khơng chỉ dựa vào các nỗ lực hành chính trong hoạt động, QLT hiệu quả cần hỗ trợ từ thay đổi về
luật pháp (bao gồm cả luật pháp quốc tế). Có thể lấy ví dụ gần đây về Uber, khi họ tự nhận là công ty công nghệ (phát triển dịch vụ trung gian vận tải) nhằm tránh các trách nhiệm và nghĩa vụ đối với lái xe, kết quả Tòa án châu Âu đã vào cuộc và phán quyết họ là công ty dịch vụ vận tải và đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chịu sự quản lý thuế
như các doanh nghiệp vận tải khác tại các nước châu Âu; hay việc nhóm các nước G7
đạt đồng thuận về “thuế tối thiểu” với các tập đoàn đa quốc gia, mang lại các phương
tiện cho phép chấm dứt cuộc chiến lách thuế của các tập đoàn này vốn đã thống trị nền kinh tế toàn cầu từ nhiều thập niên nay.
QLT là mối liên hệ giữa luật pháp (nội luật) từ luật thương mại, luật ngân hàng, luật dân sự, luật hình sự, luật an sinh xã hội… và các các hiệp định thương mại tự do (trong khuôn khổ Hiến pháp mỗi nước ký kết) với hệ thống chính sách thuế được áp dụng trên thực tế. Việc quản lý thuế hoàn hảo thì sẽ khơng có sự khác biệt giữa luật
định và thực tiễn và khi đó quản lý thuế sẽ đóng vai trị trung lập trong việc xác định
thâm hụt tài khóa tổng thể, gánh nặng thuế sẽ tiệm cận với sự hài hịa lợi ích của nhà nước với các doanh nghiệp, người dân có thu nhập và đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế ngay cả các nước phát triển dù đã có những biện pháp quản lý thuế hiệu quả cũng thu một số loại thuế hiệu quả hơn các loại thuế khác, hay việc
quản lý thuế đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. Dễ nhận thấy hơn ở các nước đang phát triển, để đạt lợi ích ngắn hạn, hầu hết đều tập trung nguồn lực vào một số loại
thuế dễ quản lý (thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB) hay một nhóm doanh nghiệp lớn dễ quản lý. Điều này đồng nghĩa với cơ sở thuế hẹp và thuế suất danh nghĩa cao, làm gãy nguyên tắc của chuẩn mực về thuế khi đánh mất công bằng, hiệu quả trong quản lý thuế bởi chắc chắn nếu một số lượng lớn các doanh nghiệp qui mơ nhỏ biết vấn đề khó quản lý từ phía cơ quan thuế, tự coi mình nằm ngồi mạng lưới cưỡng chế, thì những doanh nghiệp này sẽ trốn thuế và tuân thủ tự nguyện sẽ bị ảnh hưởng. Xét ở góc độ thu ngân sách đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho chính phủ thì đây là việc phải thực hiện.
Nhưng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình cắt giảm thuế quan, bảo hộ
đầu tư, quản trị minh bạch đã cam kết thì việc tái cấu trúc thuế với việc tăng thu từ
thuế tiêu dùng, thuế thu nhập từ mở rộng cơ sở thuế, quản lý thuế công bằng và ổn định với mọi doanh nghiệp là một vấn đề mang tính dài hạn và cấp thiết mà các quốc
gia phải quan tâm.
2.2.3.2. Ý thức tuân thủ thuế của các doanh nghiệp khu vực tư nhân
Vấn đề tự nguyện tn thủ thuế lâu đời như chính thuế. Nó là nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi trong hoạt động QLT và là mục đích cuối cùng của mọi CQT.
Công bằng là nhân tố quyết định mức độ tuân thủ và nguồn gốc của sự khơng cơng
bằng là do có sự khác biệt trong chính sách thuế, mức độ dịch vụ công được cung cấp hoặc phân biệt cơ hội và mức độ tuân thủ giữa những người nộp thuế. Ở mức độ toàn xã hội, tuân thủ thuế sẽ giảm đi khi các DNKVTN cho rằng hệ thống thuế khơng cơng bằng, khi đó trốn thuế sẽ gia tăng và có thể xảy ra với quy mơ lớn. Ngược lại, nếu hệ thống thuế công bằng và được xã hội thừa nhận thì mức độ tuân thủ tự nguyện được mong đợi sẽ tăng. Xét ở khía cạnh thủ tục cơng bằng, đó là những thủ tục được cung
cấp đầy đủ, minh bạch thông tin quy định về thuế, sử dụng đơn giản, có độ tin cậy cao, và cơng chức thực thi có thái độ lịch sự, nghiêm chỉnh, tôn trọng DNKVTN.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển, số lượng DNKVTN tăng nhanh. Để nâng cao hiệu quả QLT đối với DNKVTN, nhiều quốc gia áp dụng cơ chế QLT tự
khai nộp. Đây là cơ chế song hành với tự nguyện tuân thủ thuế, bởi CQT mong muốn các DNKVTN tự giác kê khai chính xác, nộp đủ số thuế đúng kỳ hạn, ngược lại DN có quyền địi hỏi CQT đối xử cơng bằng, giao tiếp chuẩn mực và cung cấp dịch vụ hỗ trợ chất lượng tốt, đem lại chi phí tuân thủ và tiết kiệm thời gian tối đa. Như vậy, mức độ
tuân thủ thuế của các DNKVTN có ảnh hưởng lớn đến QLT. Các DNKVTN, tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế sẽ tạo điều kiện cho CQT thực hiện QLT tốt hơn.
Nhân tố quan trọng để QLT hiệu quả đó là đảm bảo tuân thủ thuế tự nguyện và muốn vậy CQT phải cung cấp chương trình hỗ trợ tốt với thủ tục đơn giản, minh bạch, cũng như gia tăng niềm tin của họ về sự công bằng của hệ thống thuế, và luật pháp phải nghiêm minh.
2.2.3.3. Bộ máy quản lý thuế và chất lượng nhân lực quản lý thuế.
Bộ máy QLT ở các nước trên thế giới cơ bản đều được tổ chức thành một hệ
thống các CQT bao gồm nhiều cấp, và có mối quan hệ hành chính nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ để thực thi các luật thuế. Hệ thống CQT có thể phù hợp hoặc khơng hồn tồn phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước, tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi quốc gia. Mơ hình tổ chức bộ máy QLT có 4 loại hình cơ bản, gồm: QLT theo sắc thuế; QLT theo nhóm đối tượng; QLT theo chức năng và; mơ hình kết hợp. Tùy theo
mơ hình tổ chức QLT, CQT xây dựng nguyên tắc về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, xác định số lượng các bộ phận, xác định nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của tổ
chức, CQT sẽ xây dựng các phương án nhằm thực hiện phân bổ nguồn nhân lực hợp lý
để tạo dựng bộ máy QLT phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ, tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả các chức năng. Hiện nay, mơ hình tổ chức bộ máy QLT hiện đại thường được tổ chức kết hợp theo nhóm đối tượng, chức năng, sắc thuế hoặc ưu tiên trình tự cách
thức kết hợp các hình thức này, và tùy theo mức độ mất thuế, sự phát triển của công nghệ quản lý để hướng đến các mục tiêu, chiến lược đề ra.
Từ những lập luận trên cho thấy vai trò quan trọng của bộ máy QLT có quyết
định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động QLT. Bộ máy QLT được tổ chức theo hệ hống
các cấp đảm bảo tính thống nhất, khoa học, tinh gọn và phù hợp, bao quát được các đối tượng, giám sát được mức độ tuân thủ, hạn chế gian lận, sai sót sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và đảm bảo hiệu quả quản lý cao. Ngược lại, cơ
cấu tổ chức bộ QLT không phù hợp: cồng kềnh, không chuyên nghiệp, phân định không rõ trách nhiệm giữa các bộ phận sẽ làm tăng chi phí QLT và kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy QLT, từ đó làm giảm tính hiệu quả của QLT.
Mặt khác, sự tồn tại của bộ máy quản lý thuế còn thể hiện sự tồn tại của chính CQT. Nó như chất keo dính để liên kết các chức năng quản lý chuyên môn lại với
làm cho hoạt động quản lý của hệ thống CQT ổn định, trách nhiệm vị trí việc làm, động lực và sở trường của mọi công chức thuế được phát huy.
Để bộ máy QLT hoạt động hiệu quả đòi hỏi nhân lực thực liện QLT đối với
DNKVTN phải đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nhân lực QLT là yếu tố quyết định thành bại của hoạt động QLT. Ngày nay,
các CQT hiện đại hoạt động như một tổ chức tích hợp, với các bộ phận chức năng
quản lý chuyên mơn hóa cao, nhằm quản trị một cách hiệu quả số lượng, qui mô DNTN ngày một gia tăng, ngành nghề đa dạng, phức tạp, đa tầng ý thức tn thủ thuế và khó đốn định. Nguồn nhân lực chất lượng, có trình độ chun mơn, chuyên sâu
theo mỗi chức năng, vị trí cơng việc có vai trị quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của mỗi chức năng quản lý và thành công của tồn bộ hệ thống QLT. Mọi thứ cịn lại như: máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, và cơng nghệ kỹ thuật quản lý đều có thể mua được, sao chép được, nhưng con người đảm bảo chun mơn thì khơng thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng chất lượng nguồn nhân lực QLT có vai trị vị trí trung tâm, then chốt, là giá trị cốt lõi đối với sự tồn tại và phát triển của QLT.
Nhân lực QLT đòi hỏi phải liêm chính. Liêm chính là thước đo cho cả pháp
nhân và thể nhân. Điều này cho thấy, tùy theo cách tiếp cận mà “liêm chính” gắn với chủ thể là cá nhân, hay ở góc độ rộng hơn là hoạt động công vụ qua việc thực hiện,
tuân thủ các nguyên tắc, những chuẩn mực chung áp dụng cho hoạt động đó. Cũng
như vậy, tiếp cận liêm chính trong hoạt động QLT đối với các DNKVTN có thể được xem xét ở nhiều góc độ như liêm chính của cơng chức thuế (bao gồm công chức lãnh
đạo, và công chức thừa hành), liêm chính của CQT. Khi liêm chính được dùng để chỉ
việc các công chức tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực trong hoạt động cơng vụ đó là
mẫu mực tất yếu của cá nhân, cịn khi dùng cho CQT, đó là những phép tắc thừa hành công vụ (nội qui, qui chế, qui trình…).
Liêm chính của nhân lực QLT là điều kiện tạo dựng CQT tốt. Từ cơ chế QLT đến phẩm chất bắt buộc phải có của từng công chức thuế trong hoạt động QLT đối với
các DNKVTN biểu hiện ở tính liêm khiết, trong sạch, lấy lợi ích của DNKVTN làm trọng, tuyệt đối khơng vụ lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm; mọi qui trình QLT đều cơng khai, minh bạch, không lắt léo, phải đảm bảo tính khoa học, rõ ràng không mờ ám
trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đây chính là những phẩm chất đảm bảo vững chắc cho việc thực thi QLT đối với các DNKVTN có hiệu quả cao, tránh mất thuế, lãng phí,
Liêm chính tạo nên lịng tin của cộng đồng các DNKVTN đối với CQT, bởi
liêm chính hay đạo đức công vụ sẽ không cho phép bất cứ một công chức nào, bộ phận chức năng nào trong hệ thống QLT tách ra riêng biệt và hoạt động đơn lẻ ngồi khơng gian, thời gian quản lý của CQT. Đó là tính thống nhất, nhất qn hữu hình và vơ hình của CQT liêm chính. Đây chính là cái gốc của việc nâng cao ý thức tuân thủ thuế của các DNKVTN khi họ có lịng tin vào sự liêm chính của CQT trong hoạt động quản lý thu NSNN.
DNKVTN ngày càng khẳng định vị trí trong sự phát triển của các nền kinh tế kéo theo số lượng nhảy vọt của các DNKVTN là một thách thức lớn, chỉ có thể giải quyết bằng hiện đại hóa QLT với việc áp dụng công nghệ thông tin tích hợp trong
quản lý theo từng chức năng và đơn giản hóa, minh bạch quy trình hoạt động. Muốn vậy, ngành Thuế phải có nguồn nhân lực đầy đủ, chất lượng và những nhiệm vụ QLT
được phân cơng cho từng vị trí, chức năng phù hợp kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm
chuyên sâu, bởi chỉ có con người mới là chủ thể tác động đến các công cụ QLT hiện đại nhằm đem lại hiệu quả. Mặt khác, chất lượng nhân lực cao với đạo đức và trách
nhiệm sẽ tác động đến tính minh bạch của bộ máy thuế, từ đó tạo niềm tin, ý thức tuân thủ tự giác của cộng đồng các DNKVTN (được xem là dễ bị tổn thương và sẵn sàng hoạt động phi chính thức khi điều kiện tham nhũng, sách nhiễu gia tăng) và nâng cao hiệu quả của QLT trong dài hạn. Hơn nữa, lãnh đạo của những bộ phận chức năng chủ chốt như hỗ trợ thuế, kê khai & kế toán thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, cưỡng chế thuế, GQKNVT am hiểu những chức năng và trách nhiệm không chỉ của bộ phận mình mà cả những bộ phận khác sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo quá trình hiện đại
hóa QLT đối với DNKNTN theo đúng chiến lược, kế hoạch đề ra.
2.2.3.4. Sự minh bạch của quản lý thuế và thông tin tuyên truyền hỗ trợ thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân.
Thứ nhất,“minh bạch” trong QLT đối với các DNKVTN được hiểu là các thông
tin rõ ràng, tin cậy, và kịp thời về hoạt động thu thuế được đảm bảo cho mọi
DNKVTN có quyền tiếp cận. Minh bạch thúc đẩy sự phát triển, cạnh tranh bình đẳng giữa DNKVTN với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế, đồng thời các DNKVTN được tham gia vào quá trình giám sát hoạt động QLT, hạn chế tham
nhũng, tăng cường trách nhiệm giải trình thơng qua thông tin mà họ tiếp cận được.
Như vậy, với góc nhìn này thì minh bạch là tính cơng khai (sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin QLT được luật pháp cho phép) và sự đảm bảo cho DNKVTN khả năng dự đốn
được chính sách qua việc tiếp cận thơng tin, được chủ động tham gia trao đổi thẳng
thắn, trung thực trong q trình xây dựng, ban hành chính sách pháp luật thuế, gắn liền với trách nhiệm giải trình của CQT. Nó địi hỏi CQT và đội ngũ cơng chức thuế phải cơng khai q trình thực hiện cơng việc, trách nhiệm phản hồi thông tin cho các bên quan tâm. Như vậy, minh bạch trong QLT có mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm, vì trong QLT, khi có trách nhiệm thì mới có xu hướng triển khai công khai và đảm bảo các điều kiện cho công khai.
Trong hoạt động QLT đối với các DNKVTN, minh bạch giữ vị trí, vai trị, tiêu chuẩn hàng đầu đảm bảo cho luật pháp thuế được thi hành nghiêm minh, khơng có cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nào đứng trên pháp luật thuế.
Minh bạch làm gia tăng niềm tin của cộng đồng các DNKVTN vào Chính phủ và CQT, đồng thời là mục tiêu quan trọng của tất cả các quốc gia ở bất cứ giai đoạn
nào. Nghiên cứu của các học giả trên thế giới, những tài liệu hướng dẫn nhằm hướng tới quản lý thuế tốt của Quĩ Tiền tệ Thế giới (1997), OEDC (2001), hay Ngân hàng Thế giới (2011) đều cho thấy mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa các yếu tố: công
khai, minh bạch, trung thực và niềm tin. Trong đó, cơ sở để tạo dựng được niềm tin,
thì cần phải có sự nhất qn, trung thực, cơng bằng, minh bạch và cởi mở bằng cam kết chính trị về thể chế và cải cách hành chính thuế của Chính phủ mà đại diện là CQT phải thực hiện trước cộng đồng DNKVTN. DNKVTN thiếu sự tin tưởng vào các CQT