2.2. Quản lý thuế đốivới các doanh nghiệp khu vực tư nhân
2.2.2. Nội dung quản lý thuế đốivới các doanh nghiệp khu vực tư nhân
2.2.2.1. Hoạch định chiến lược thuế
Hoạch định chiến lược thuế chính là để thực hiện tầm nhìn trong tương lai về
QLT. Chỉ có chiến lược thuế đúng đắn, thì QLT mới đạt được các mục tiêu đề ra, chiến lược thuế đúng đắn, khoa học sẽ giúp sử dụng các nguồn lực vốn có hiệu quả, sẽ giúp kiểm soát và nắm bắt kịp thời những cơ hội để phát triển nhanh và bền vững, từ đó giúp tránh khỏi những rủi ro trong QLT.
Để thực hiện QLT đầu tiên là phải xác định trước mục tiêu. Xác định trước mục
tiêu về thuế là một điều kiện không thể thiếu được của QLT. Nhưng sử dụng và thực hiện giải pháp nào để đạt được mục đích đặt ra? Và mục tiêu đó và cách thức nhằm lựa chọn các phương án tối ưu để đạt được mục tiêu đó chính là q trình hoạch định
chiến lược thuế. Như vậy, chiến lược thuế là một chương trình hành động tổng quát,
dài hạn để đạt được mục tiêu thuế đã xác định của CQT.
Tóm lại, hoạch định chiến lược thuế là xác định những mục tiêu về thuế, các
bước đi dài hạn để thực hiện mục tiêu đó, bên cạnh đó cần xác định được hệ thống
những tiền đề nhất là những tiền đề mang tính tiên quyết, giữ vai trị quan trọng nhằm
đảm bảo thực hiện mục tiêu, phù hợp với mỗi bước đi. Thực chất của hoạch định chiến
lược thuế là, trên cơ sở phân tích và dự báo đúng đắn những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đối tượng nộp thuế để đưa ra được những định hướng hành động, giải pháp phù hợp để thực hiện QLT, đảm bảo lợi ích các bên có liên quan.
Chiến lược thuế có vai trị sau:
i) Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở cho việc QLT. Nếu khơng có
chiến lược hay chiến lược khơng đảm bảo tính khoa học, không phù hợp, tức là
chiến lược thiếu căn cứ khoa học, từ đó sẽ tác động tiêu cực lên QLT, sẽ làm cho
QLT mất phương hướng, không xác định được mục tiêu, mà chỉ thấy trước mắt
khơng thấy lâu dài, khơng đảm bảo được tính tồn diện trong QLT, và vì vậy khơng thấy được tồn cục.
ii) Chiến lược thuế sẽ giúp đạt được hiệu quả và hiệu lực trong QLT bằng việc tạo ra tiền đề để huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Trong thực tế, khi chiến lược thuế khơng đạt hiệu quả, khơng có, hoặc sai lệch thì sẽ gây ra những sai lầm trong QLT.
Hoạch định chiến lược thuế đúng đắn phải đảm bảo các nguyên tắc sau : Nguyên tắc thứ nhất: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu xuất phát từ thực trạng, đảm bảo tính thiết thực, khả thi cho tương lai, dài hạn.
Đó là những tuyên bố về tầm nhìn đạt đến trong tương lai để ngành thuế trở
thành cơ quan hành pháp hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, với xuất phát
điểm là hiện tại trong môi trường hội nhập với xu thế quốc tế, và chiều hướng số lượng đối tượng nộp thuế, trong đó có các DNKVTN ngày càng tăng, công tác QLT ngày
càng khó khăn, phức tạp. Với chức năng quản lý các nguồn thu thuế nội địa, CQT phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó phải đảm bảo QLT hiệu quả, tuân thủ pháp luật, do
đó phải thực hiện thu đúng, thu đủ tiền thuế, đồng thời CQT phải đảm bảo trách
nhiệm của mình đối với xã hội, với cộng đồng các DNKVTN là hướng dẫn, tuyên
truyền, hỗ trợ họ thực hiện nghĩa vụ thuế và tham gia kiến tạo môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, để hồn thành mục tiêu chiến lược đối với Nhà nước và xã
hội, CQT cần hoàn thiện trong khâu tổ chức, hoạt động của bản thân, đặc biệt chú
trọng đến tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức,
tác phong làm việc tốt, CQT phải không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ cơng nhân viên.
Như vậy, tầm nhìn là đích mà các CQT cần đạt được trong tương lai. Sứ mệnh là phương thức, lộ trình giúp CQT đạt được đích trong QLT. Trong một bối cảnh hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt và công nghệ luôn thay đổi, nhu cầu của người dân về chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Dp vậy, để thực hiện được những tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức mình, thì CQT cần phải không ngừng nghiên cứu, điều chỉnh sứ mệnh và mục tiêu.
Nguyên tắc thứ hai: Xác định các phương pháp tiến hành và trách nhiệm của
từng đơn vị, từng chức năng.
Chiến lược thuế QLT mang tính bao trùm cao, có tính tổng thể lớn, chỉ có thể thực hiện được khi đề xuất, xây dựng được các phương pháp tiến hành phù hợp, thiết thực cụ thể, rõ ràng, và phải thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội. Mỗi đơn vị, bộ phận chức năng trong lộ trình thực hiện cần phải ghi nhớ đẩy đủ trách
nhiệm của mình, cần phải triển khai, thực hiện đúng công việc, đúng thời hạn, không
gây ra hoặc hạn chế tối đa các tác động xấu tới hoạt động của các đơn vị khác.
Nguyên tắc thứ ba: Khai thác, liên kết, sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Chiến lược thuế phải khai thác được điểm mạnh của nguồn lực. Chiến lược gắn liền với hoạt động chức năng chính là tăng thu ngân sách. Để thực hiện điều đó, xử lý thông tin CSDL khai nộp thuế nhanh hơn, tăng phạm vi và chất lượng của các cuộc TTKT, hiệu quả thu hồi tiền nợ thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp
thuế có chất lượng cao. Những điều này cần phải kết hợp đồng bộ, phát huy hiệu quả cao nhất cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ, đặc biệt chú ý đến chất lượng nguồn nhân
lực, cùng với quá trình phối, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các thành viên trong ban lãnh đạo, giữa ban lãnh đạo với cán bộ công nhân viên trong đơn vị để hiểu rõ giá trị của chiến lược và cùng quyết tâm thực hiện. Đó chính là sự đảm bảo chắc chắn cho
chiến lược thực hiện không chệch mục tiêu, đúng lộ trình.
Nguyên tắc thứ tư: Đánh giá, kiểm tra thường xuyên.
Kiểm tra, đánh giá là nguyên tắc quan trọng, cần thiết và phải được định kỳ
kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm ít nhất một năm một lần, đảm bảo các
mục tiêu của chiến lược không đi chệch hướng. Đặc biệt đối với các CQT đang trong quá trình cải cách, hiện đại hóa gắn với tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy thì chiến lược cần
đánh giá thường xuyên hơn.
Các căn cứ cơ bản để hoạch định chiến lược thuế đối gồm:
Một là, căn cứ vào đánh giá, dự báo, nghiên cứu về môi trường bên ngoài, bao
gồm tác nhân tố như, biến động về chính sách thuế, ngân sách, xu hướng biến động
tồn cầu hóa, các mốc chỉ tiêu nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao, và xu thế phát triển công nghệ thông tin về QLT ở trong nước, khu vực và trên phạm vi toàn cầu
Vấn đề quan trọng nhất để hoạch định chiến lược thuế hợp lý là phải căn cứ
vào xu hướng vận động của các đối tượng nộp thuế. Xác định được xu hướng vận động của các đối tượng nộp thuế thì sẽ xác định định được mục tiêu và các biện tháp
thực hiện hiện mục tiêu hợp lý.
Hai là, căn cứ vào nghiên cứu, đánh giá mơi trường nội bộ. Đó là, xác định các
nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ quản lý, kỹ năng, trình độ của cơng chức thuế… để hoạch định chiến lược và các phân đoạn, chức năng ưu tiên tạo ra đột phá
Ba là, căn cứ vào các nghiên cứu về sự phát triển và thách thức đến QLT trong
điều kiện hội nhập hội nhập quốc tế với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 và
những yêu cầu dịch vụ cơng có giá trị gia tăng ngày một cao trong quá trình phát triển.
Tiêu chí đánh giá hoạch định chiến lược thuế:
Tiêu chí đánh giá hoạch định chiến lược thuế là tập hợp các chỉ số định tính,
định lượng làm căn cứ nhận định, đánh giá về tiến độ, những tác động tích cực, tiêu
cực của chiến lược đến hoạt động thu NSNN. Là cơ sở để điều chỉnh chiến lược phù hợp, đúng mục tiêu và hiệu quả. Các chỉ số được xem xét dựa trên chuẩn chung của hầu hết các CQT bao gồm: chỉ số xác định tính phù hợp và mức độ đạt được các mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả phát triển, hiệu suất và quy mô sử dụng các nguồn lực, những ảnh hưởng và tính bền vững của chiến lược thuế.
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân
Thứ nhất, xây dựng CSDLTTVT
Một là, dự báo số thu, một nội dung quan trọng của xây dựng CSDLTTVT. Dự
báo số thu đáng tin cậy là cơ sở vững chắc cho sự ổn định ngân sách và kinh tế trong khung tài chính trung hạn, và tạo cơ sở tiền đề cho các cơ quan giám sát tài chính ngân sách và Bộ Tài chính những thơng tin đầu vào quan trọng cho việc hoạch định chính
sách thu và giám sát CQT. Hiện nay CQT các nước cơ bản sử dụng 3 mơ hình dự báo nguồn thu từ thuế là: i) mơ hình vĩ mơ hay mơ hình dựa trên GDP; ii) mơ hình mơ phỏng vi mơ thuế đặc trưng; iii) mơ hình số thu hàng tháng. Thực tiễn tốt theo qui
chuẩn quốc tế về mức độ lệch giữa số thu thực tế với số thu dự báo là dưới 3%. Tại các nước đang phát triển, hầu hết các CQT sử dụng những phương pháp
phân tích đơn giản và đang trong quá trình xây dựng mơ hình phù hợp. Trong đó có
một số nước triển khai và áp dụng mơ hình dựa trên tổng sản phẩm nội địa. Theo đó, mơ hình này cần xây dựng dữ liệu đầy đủ, kịp thời, nhưng phải đảm bảo quản lý được dữ liệu này và phải dựa trên mối quan hệ giữa cơ sở thuế và số thuế thu. Các nước này thực hiện theo mơ hình này cần phải thực hiện theo nguyên tắc cơ bản là nếu khơng có sự thay đổi về luật thuế thì sẽ tiến hành tăng số thu thuế dựa trên tăng cơ sở thuế theo thời gian (tổng sản phẩm nội địa, thu nhập quốc dân, tiêu dùng của xã hội, kim ngạch xuất - nhập khẩu…) và độ co giãn giữa số thu thuế với cơ sở thuế. Chỉ có các nước
phát triển là sử dụng mơ hình mơ phỏng vi mơ thuế hoặc một nhóm khác là mơ hình mơ phịng vi mơ kết hợp với mơ hình vĩ mơ. Các mơ hình này cho phép CQT có thể
nhìn nhận, đánh giá được sự thay đổi trong chính sách thuế và những tác động của
chính sách thuế, mơ hình này sẽ giúp cho CQT phân tích, đánh giá được sự thay đổi
trong cơ cấu thuế, đánh giá được mức thuế suất tác động lên những người chịu thuế,
lên những nhóm liên quan cụ thể, và đồng thời giúp CQT xác định được và có phương pháp nhằm tính tốn chính xác tổng thu thuế mà có/khơng có bất kì sự thay đổi nào
trong chính sách thuế hay cơ cấu thuế nhằm giảm độ lệch giữa số thu thuế dự kiến và thực tế. Mơ hình này đem lại dự báo số thu đáng tin cậy và chính xác để hỗ trợ hoạch
định chính sách thu, cải thiện kế hoạch QLT và đảm bảo ổn các nguồn lực cần thiết để
thực hiện các chính sách chi tiêu cơng.
Ngồi mục tiêu chính của dự báo số thu là cung cấp một khung số thu thực tế
để làm cơ sở cho quá trình lập ngân sách hàng năm hay một giai đoạn kế hoạch, CQT
thường mở rộng các chức năng trở thành các cơng cụ phân tích định lượng nội bộ để
thực hiện: (i) Đánh giá tác động số thu của thay đổi chính sách; (ii) Đánh giá tác động số thu của các cú sốc kinh tế; (iii) Đo lường năng lực thuế và nỗ lực thuế; (iv) Đo
lường hiệu suất của cơ quan quản lý thu; (v) Giám sát định kỳ thu ngân sách; (vi) Phân tích chi tiêu thuế
Hai là, xây dựng CSDLTTVT đối với các DNKVTN là việc tập hợp các thơng
tin có tính chất hệ thống theo các chức năng QLT xuyên suốt quá trình hình thành và hoạt động của mỗi doanh nghiệp, từ khâu tiền kê khai, xử lý kê khai đến hậu kê khai thành một cấu trúc và tập hợp các thơng tin liên quan với nhau, có khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhiều người sử dụng một cách đồng thời theo yêu cầu nghiệp vụ thuế.
Cơ sở dữ liệu thông tin theo chức năng QLT chủ yếu được xây dựng bao gồm: (i) Hỗ trợ DNKVTN
(ii) Đăng ký thuế; Xử lý tờ khai và nộp thuế; Hoàn thuế; Miễn, giảm thuế (iii) Kiểm tra, thanh tra thuế
(iv) Quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế (v) Giải quyết khiếu nại tố cáo
(vi) Điều tra/đánh giá sơ bộ các dấu hiệu tội phạm về thuế (ở các quốc gia CQT có qui định về điều tra thuế, hệ thống dữ liệu này sẽ là cơ sở cho hoạt động điều tra
hành vi phạm tội về thuế; các nước khơng có thì CQT chỉ thực hiện đánh giá phân tích dấu hiệu phạm tội và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra)
Việc xây dựng CSDLTTVT đối với DNKVTN được xem là công việc đầu tiên của q trình QLT hiện đại, nó có vai trị là xương sống cho hoạt động QLT vận hành, là giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ những chức năng nghiệp vụ chính của QLT đúng
định hướng, tầm nhìn, chiến lược và các chương trình kế hoạch.
Xuất phát từ việc CSDLTTVT xây dựng để hỗ trợ các chức năng chính của
QLT, do đó các căn cứ được xây dựng theo: (1) mục tiêu chương trình chức năng tổng thể, chiến lược và kế hoạch nghiệp vụ thuế được đặt ra trong dài hạn và từng thời kỳ phát triển của yêu cầu về số thu ngân sách; (2) lộ trình hiện đại hóa ngành thuế theo
chức năng ưu tiên dựa theo mức độ tuân thủ thuế (rủi ro mất thuế); (3) xu thế tồn cầu hóa các hoạt động quản lý công trong tương lai mà thuế là một thành phần quan trọng.
Các tiêu chí đánh giá được xem xét là đích đến của chiến lược nghiệp vụ, thiết kế chương trình, mục tiêu và kế hoạch theo từng chức năng; sự khả thi ngay trong hiện tại và đáp ứng trong tương lai của các cấu phần thiết kế qui trình chi tiết dựa theo quy tắc nghiệp vụ có thể trao đổi và cung cấp thơng tin tự động trong nội bộ hệ thống CQT và với các cơ quan hữu quan, các DNKVTN được luật định; những chỉ tiêu, cách đánh giá kết quả hoạt động cho các chức năng chính của hệ thống quản lý dựa vào kết quả hoạt động với cơ chế báo cáo.
Thứ hai, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế
TTKT việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với các DNKVTN là những hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý của CQT (bộ phận chức năng TTKT) đối với các hoạt động, giao dịch trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, những phát sinh liên thực hiện
thủ tục hành chính thuế cũng như tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các DNKVTN nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh.
TTKT việc chấp hành nghĩa vụ thuế là một trong các chức năng cơ bản của CQT, nó có vai trị, cơng cụ quan trọng trong việc: (i) nâng cao hiệu, quả hiệu lực của hoạt động QLT thông qua việc xem xét, đánh giá, ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế, chống thất thu tiền thuế cho ngân sách nhà nước; (ii) bảo đảm tính cơng
bằng, minh bạch trong thực thi pháp luật thuế, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng cho cộng đồng các DNKVTN; (iii) góp phần hồn thiện chính sách pháp
luật về thuế và đồng thời là công cụ hiệu quả cho công tác tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn các DNKVTN tuân thủ nghĩa vụ thuế từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế; (iv) là một kênh thu thập thông tin để xây dựng hệ