Để tạo cơ sở cho XĐGN, tỉnh cần tiếp tục khai thác nguồn lực nhằm nâng cao tốc
độ tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Có duy trì được trạng thái kinh tế như vậy, người nghèo mới có cơ hội mở rộng hoạt động nhằm vươn lên xố đói nghèo, đồng thời giữ cho các hộ vừa thốt nghèo khơng rơi trở lại tình trạng nghèo do kinh tế chung gặp khó khăn. Muốn vậy, tỉnh cần đầu tư có trọng điểm vào những ngành, địa bàn và lĩnh vực có lợi thế của tỉnh như nơng - lâm - thuỷ sản, công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng và du lịch. Đồng thời, tỉnh cần đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư chiều sâu để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị hàng hoá, làm chuyển biến một bước quan trọng về sức cạnh tranh của các ngành và cơ sở kinh tế trong tỉnh. Có khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng kỹ thuật tiến bộ, tỉnh mới giải quyết được mâu thuẫn giữa diện tích đất và tài ngun có hạn với nhu cầu ngày càng tăng cao về các nguồn lực này. Ngoài ra, tỉnh cần huy động tối đa nội lực và ngoại lực, thu hút các thành phần kinh tế cùng đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của tỉnh, trên cơ sở đó tăng thêm nguồn lực cho cơng cuộc XĐGN.
Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, tiếp tục phát triển văn hoá – xã hội, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố truyền thống, đạo lý của dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập, tỉnh cần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh, tạo môi trường không chỉ cho các nhà đầu tư, mà còn tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên.
Tỉnh cần tập trung củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao tính tiên phong, tính tự giác và tinh thần trách nhiệm của đảng viên, nhất là trong lĩnh vực đảng viên làm gương cho dân vươn lên tự XĐGN. Hơn nữa, tỉnh cần xây
dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ nói chung, nhiệm vụ XĐGN nói riêng.
Tỉnh cần tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính tồn diện về bộ máy tổ chức, thể chế và thủ tục sao cho người nghèo có thể tiếp cận dịch vụ công và được phục vụ tốt hơn. Đặc biệt, tỉnh cần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vào xây dựng và phát triển mọi mặt của tỉnh, nâng cao hơn nữa cơng tác dân vận của Đảng, chính quyền và chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong lĩnh vực XĐGN. Củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, phát huy dân chủ, khuyến khích người nghèo tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo dựng nơi người nghèo niềm tin vào các định hướng chính sách của Nhà nước.
Trong giai đoạn 2005- 2010 Kiên Giang nên hướng tới các chỉ tiêu chủ yếu như sau: - Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 13% trở lên. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.000- 1.100 USD (giá năm 1994).
- Phấn đấu tỷ lệ vốn đầu tư phát triển đạt 46% GDP. Tăng trưởng GDP bình quân của từng khu vực hàng năm là: nông - lâm - thuỷ sản 8-9%; công nghiệp - xây dựng 17- 18%; dịch vụ 15-16%; năm 2010 tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh là: nông- lâm- thuỷ sản đạt 35%; công nghiệp - xây dựng 35% và dịch vụ 30%.
- Sản lượng lương thực đến năm 2010 đạt 3 triệu tấn; sản lượng khai thác nuôi trồng thuỷ sản đạt 460.000 tấn; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu USD; hàng năm giải quyết việc làm cho 24.000 - 25.000 lao động; huy động học sinh từ 6 - 14 tuổi đến trường đạt 95% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 6%; đường đến trung tâm xã được bê tơng hố đến 80%; dân số được sử dụng nước sạch là 90%; số hộ được sử dụng điện là 95%.