Một số hạn chế, yếu kém trong công tác xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 66 - 67)

thời gian qua

Trong thời gian qua, nhất là từ khi XĐGN trở thành Chương trình quốc gia, hoạt động XĐGN ở Kiên Giang đã được triển khai rộng rãi, đạt được kết quả tốt và được đánh giá cao, song vẫn còn những mặt hạn chế như sau:

- Tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm có xu hướng chậm lại (năm 2003 so với năm 2002 giảm 1,93%, năm 2004 so với năm 2003 giảm 1,78%; và năm 2005 so với năm 2004 giảm 1,39%; năm 2007 so với năm 2006 giảm 1,8%).

- Những thành tựu XĐGN đã đạt được còn chưa thật vững chắc và thiếu tính bền vững; tình trạng tái nghèo vẫn còn xẩy ra; tỷ lệ hộ cận nghèo ở một số huyện, thị còn cao so với hộ nghèo. Thoát nghèo nhưng không bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn tiềm ẩn, đe doạ.

- Số lao động trong độ tuổi của hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định còn cao (hộ nghèo là 93,74%, hộ cận nghèo là 90,90%). Hầu hết số lao động của hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó khó tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tìm kiếm việc làm là rất thấp và nếu tìm kiếm được việc làm thì cũng chỉ là những công việc giản đơn, thu nhập thấp.

- Trình độ dân trí của tỉnh thấp so với mặt bằng dân trí bình quân cả nước cũng như trong vùng. Đây là một thách thức lớn đối với công tác đào tạo nghề tại tỉnh Kiên Giang. Trong khi qui mô đào tạo nghề của tỉnh còn nhỏ, ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với

nhu cầu sử dụng lao động, chưa có chính sách khuyến khích người lao động học nghề hoặc trợ cấp cho lao động nghèo học nghề một cách thoả đáng. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể đối với lĩnh vực lao động và giải quyết việc làm chưa đúng mức.

- Tuy đời sống của hộ nghèo trong những năm gần đây đã được cải thiện, song hiện nay vẫn còn 9.168 hộ nghèo có thu nhập dưới 150 ngàn đồng/người/tháng. Chiếm tỷ lệ 29,34 trong tổng số hộ nghèo và 25.950 hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ chiếm tỷ lệ 83,06% trong tổng số hộ nghèo.

- Tỷ lệ đầu tư cho vùng nghèo, vùng nông thôn còn thấp, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động chưa được chú trọng; các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tạo nhiều việc làm chưa được quan tâm và tạo cơ hội thuận lợi để phát triển; chưa hình thành được thị trường nông thôn, thị trường hàng hoá ở vùng xa, vùng sâu.

- Các nguồn lực về tài chính trong chương trình XĐGN đã được tăng lên theo thời gian nhưng so với nhu cầu vẫn thấp. Đầu tư, quản lý, sử dụng vốn của ngân sách chưa minh bạch, còn để thất thoát. Hiệu quả các chương trình, dự án XĐGN còn thấp.

- Ban chỉ đạo XĐGN ở cấp tỉnh và huyện được hình thành gồm nhiều cơ quan, đoàn thể nhưng hoạt động chưa đều. Sự phối kết hợp giữa các ngành thành viên Ban chỉ đạo chưa chặt chẽ. Nhiều thành viên tham gia kiêm chức, không ổn định, tham gia theo kiểu cho đủ ban ngành.

- Nguồn nhân lực cho thực hiện chương trình còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm làm công tác XĐGN. Cán bộ chuyên trách làm công tác XĐGN hiện nay chủ yếu là ngành Lao động- Thương binh và xã hội, ở cấp tỉnh có 5 cán bộ chuyên trách, ở cấp huyện chỉ có cán bộ bán chuyên trách theo dõi công tác XĐGN, ở cấp xã hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác XĐGN.

- Chuyển dịch cơ cấu ở một số nơi thiếu tính đồng bộ, thiếu cụ thể để tạo ra những điển hình, nhân rộng mô hình học tập.

- Nhận thức của một bộ phận người nghèo chưa cao, chưa tự lực vươn lên thoát nghèo để làm giàu, còn tâm lý ỷ lại, phó mặc cho số phận.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 66 - 67)