Quan điểm xóa đói, giảm nghèo ở Kiên Giang trong những năm tớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 74 - 75)

Về quan điểm chung, Kiên Giang nhất quán triển khai chủ trương chung của quốc gia về XĐGN đã được nên ra trong Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương khóa X, đó là tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích làm giàu đi đơi với tích cực thực hiện giảm nghèo, vươn lên no ấm, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và căn cứ cách mạng trước đây. Chính sách giảm nghèo khơng chỉ nhằm mục tiêu ổn định mà còn tạo động lực cho sự phát triển. Tạo điều kiện để mọi người dân nắm bắt được cơ hội làm ăn, nâng cao thu nhập và đời sống, được hưởng thành quả chung của sự phát triển. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế, xã hội ở một số vùng trọng điểm có tỷ lệ hộ nghèo cao; phấn đấu từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các đối tượng, các vùng, không để chênh lệch này trở thành vấn đề xã hội bức xúc. Đưa mục tiêu giảm nghèo vào nội dung chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng xã hội cho người nghèo, giúp người nghèo giảm bớt khó khăn, vươn lên thốt nghèo, đồng thời khắc phục tâm lý ỷ lại, bao cấp, trông chờ vào Nhà nước.

Để triển khai thực hiện thành công quan điểm, chủ trương của Trung ương Đảng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Kiên Giang cần thực hiện những quan điểm sau:

- Kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết tốt các chính sách xã hội, bảo đảm tiến bộ

và công bằng xã hội cho người nghèo. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, nhất là đối với

các đối tượng chính sách. Huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ xã hội; có chính sách ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội đối với các vùng khó khăn.

Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển, nhất là các tệ nạn xã hội. Thông qua các dự án, chương trình phát triển kinh tế- xã hội để giải quyết việc làm, XĐGN, phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống cịn dưới 6% (theo tiêu chí năm 2005); khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thu hút nhiều lao động; xác định đúng nhu cầu lao động để có hướng đào tạo nghề thích hợp, hiệu quả. Quản lý tốt đối tượng và địa bàn, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc phòng, chống, ngăn ngừa tệ nạn xã hội.

- Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo cả về qui mô lẫn chất lượng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; nâng cao dân trí, giải quyết việc làm nhằm XĐGN.

Phấn đấu mở rộng mạng lưới trường lớp, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em có cơ hội đến trường. Nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn cả về cơ sở vật chất lẫn trình độ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, làm cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục. Đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đến năm 2010 có 100% xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, dự báo nhu cầu lao động để có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, phát triển trung học chuyên nghiệp nông - lâm - ngư, xây dựng trường dạy nghề Phú Quốc, kiện toàn mạng lưới trường chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề.

- Thực hiện công bằng và hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người nghèo. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở các tuyến y tế; phát

triển bảo hiểm y tế tự nguyện, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ sở y tế ngồi cơng lập, y học dân tộc cổ truyền; khuyến khích các hoạt động nhân đạo vì sức khoẻ. Tăng cường đội ngũ cán bộ và trang thiết bị y tế; nâng cấp hệ thống khám chữa bệnh, củng cố và phát triển y tế cơ sở, đến năm 2010 có 70% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục chuẩn hoá cán bộ y tế cho từng tuyến; đẩy mạnh đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng, cơ cấu của các lĩnh vực và các chuyên ngành. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng; chủ động phịng chống khơng để dịch lớn xẩy ra. Kết hợp quân y và dân y trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; chủ động phòng chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)