Thực hiện các chương trình trọng điểm mang tính địn bẩy, tổ chức các loại thị trường hỗ trợ người nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 82 - 83)

trường hỗ trợ người nghèo

Trước hết, tỉnh nên chú trọng đầu tư ban đầu cho các chương trình phát triển khu

cơng nghiệp tập trung như mở rộng khu công nghiệp Tắc Cậu, xây dựng khu công nghiệp Thạnh Lộc - Châu Thành, khu công nghiệp Rạch Vượt - Hà Tiên, cụm công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp Gị Quao, Thứ Bảy - An Biên. Nếu đầu tư đúng mức, tỉnh sẽ thu hút được nhiều dự án thuê đất trong khu công nghiệp, từ đó tăng thêm chỗ làm việc cho người nghèo.

Thứ hai, tỉnh cần xem xét đầu tư thoả đáng để triển khai chương trình phát triển

công nghiệp chế biến nông hải sản, nhất là cần xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư nhà máy chế biến trong các khu công nghiệp, phát triển thêm các nhà máy chế biến thức ăn gia súc,

phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu gắn với chính sách thu mua sao cho tỷ trọng chế biến tại tỉnh đạt trên 70% sản lượng, tăng cường chỉ đạo đầu tư đổi mới kỹ thuật - công nghệ theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu, mở rộng thị trường. Chương trình này tác động trực tiếp đến cải thiện điều kiện kinh doanh cho hộ nghèo.

Thứ ba, tỉnh nên đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển các trung tâm thương

mại, chợ nông thôn nhằm thúc đẩy giao lưu hàng hố, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lơi cuốn người nghèo vào quỹ đạo sản xuất hàng hoá. Cụ thể là cần ưu tiên xây dựng trung tâm bán buôn nông - hải sản ở Rạch Sỏi, Tân Hiệp, siêu thị lớn ở Rạch Giá, xây dựng các trung tâm thương mại khu vực và huyện ở thị trấn Gò Quao, Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Tắc Cậu và Kinh làng Thứ bảy, qui hoạch và phát triển các chợ xã….

Thứ tư, UBND tỉnh cần đầu tư tiền của và nhân lực nhiều hơn cho chương trình dạy

nghề giới thiệu việc làm cho người lao động, trong đó ưu tiên cho diện lao động nghèo. Cụ thể là, tỉnh cần đầu tư ưu tiên từ ngân sách và xã hội hoá, mở rộng khả năng dạy nghề ở các bậc để 20% lao động có nghề. Đầu tư mở rộng trường dạy nghề cấp tỉnh, các trung tâm dạy nghề vùng bán đảo Cà Mau, các huyện, thị; đẩy mạnh liên kết dạy nghề với các trường ngoài tỉnh cho xuất khẩu lao động và nhu cầu các khu công nghiệp, thị trường lao động; đầu tư đào tạo giáo viên dạy nghề. Chú trọng các lĩnh vực nghề nông nghiệp, chế biến nông - hải sản, du lịch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)