Nguyên nhân yếu kém trong xố đói, giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 67 - 71)

Diễn biến khí hậu, thủy văn trên địa bàn tỉnh nhiều năm gần đây không thuận lợi, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là, thời tiết hàng năm diễn biến bất thường, mưa, gió bất thường liên tiếp xẩy ra, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, cây trồng tăng cao… Những bất lợi đó đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh, nhất là đối với người nghèo, làm cho họ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

- Tuy tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao nhưng chưa bền vững; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm và các ngành kinh tế của tỉnh tuy có bước tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp, hiệu quả đầu tư cịn kém, chi phí sản xuất cịn cao; thu ngân sách tuy vượt kế hoạnh nhưng nguồn thu chưa bền vững; thu hút đầu tư lớn nhưng giải ngân vốn đầu tư và thực tế đầu tư không đáng kể (0,25%); nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn nhỏ, lại yếu kém trong việc triển khai thực hiện, nhất là các cơng trình giao thơng, đơ thị, cụm tuyến dân cư, khu du lịch; hoạt động du lịch có tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng khu vực, trong nội bộ từng ngành còn chậm. Còn một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chưa đạt kế hoạch như: một số nguồn thu thuế; kim ngạch xuất khẩu, nhất là thuỷ sản; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực quốc doanh, đường ô tô đến trung tâm xã, xuất khẩu lao động, hộ sử dụng nước sạch, sử dụng điện. Những yếu kém và khó khăn trong phát triển kinh tế vừa làm hạn chế nguồn lực dành cho XĐGN, vừa hạn chế kết quả thực hiện chương trình XĐGN của tỉnh.

- Tình trạng thiếu lao động trẻ, khoẻ, lao động có kỹ thuật cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho các nỗ lực hỗ trợ người nghèo ở Kiên Giang có hiệu quả khơng như mong đợi. Có thể phân tích sâu hơn ngun nhân này trên các giác độ sau:

Một là, người nghèo đông con nhưng lại thiếu lao động. Đây là nguyên nhân thường

rơi vào những gia đình đơng con, số con cịn nhỏ nhiều nên ln ở trong tình trạng "người làm thì ít, người ăn thì nhiều". Do lao động và chất lượng lao động kém, nguồn thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu chi tiêu hàng ngày của số đơng người trong gia đình nên họ dễ rơi vào tình cảnh nghèo đói. Các hỗ trợ của bên ngoài đối với các hộ này như muối bỏ biển.

Hai là, do hoàn cảnh neo đơn, thường rơi vào những gia đình thuộc diện chính sách như thương binh, liệt sỹ, gia đình có người tàn tật, phụ nữ gố bụa v.v.. nên khơng có sức lao động, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, yêu cầu chất lượng lao động ngày

càng cao. Do khơng có lao động mà khơng có thu nhập hay thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói. Những hộ này khó hỗ trợ để họ thốt nghèo.

Hiện nay tồn tỉnh có 31.241 hộ gia đình nghèo, do thiếu lao động (chiếm 6,8% tổng số hộ nghèo) tập trung chủ yếu ở khu vực nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí thấp, cơng tác kế hoạch hố gia đình thực hiện kém, tỷ lệ sinh cao.

- Những hộ nghèo do bị rủi ro, đau ốm cũng chưa được quan tâm hỗ trợ đúng mức. Ngày nay rủi ro có thể xảy ra trong làm kinh tế hoặc trong đời sống hàng ngày. Rủi ro trong kinh tế thị trường thường gặp là các trường hợp do bị phá sản, do làm ăn thua lỗ, thiên tai mất mùa, bị lừa đảo vv...Những rủi ro trong đời sống xã hội đối với người lao động thường gặp là những tai nạn, thất nghiệp vv...Đây là những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thường gặp, nhưng nó chỉ tác động đến cá nhân, gia đình, hay một nhóm nhỏ trong xã hội và mang tính biến động thường xuyên nên các cơ quan thực hiện chương trình XĐGN rất khó thống kê, nắm bắt và chưa hỗ trợ kịp thời.

- Nghèo đói cịn do gia đình có người hay ốm đau hoặc bị bệnh nặng. Mặc dù tỉnh đã triển khai khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, song ngân sách chi cho khoản này còn hạn chế, diện nghèo cần ưu tiên lại đông, nên các khoản trợ giúp chưa giải quyết đáng kể nhu cầu thực tế của họ. Trong hộ nếu có người ốm đau phải nằm viện trong vài tháng, hoặc gặp một trận ốm nặng là làm cho hộ đã thoát nghèo hoặc không phải hộ nghèo trở thành hộ nghèo, cịn hộ đã nghèo rồi thì nghèo thêm. Hiện nay ở Kiên Giang có khoảng 3,13% hộ nghèo là do nguyên nhân ốm đau, tai nạn.

Chính do những nguyên nhân kể trên nên kết quả XĐGN của tỉnh chưa vững chắc, ranh giới giữa hộ nghèo và hộ khơng nghèo rất gần nhau.

- Ngồi ra, các hộ nghèo thường sống phân tán ở những vùng sâu. Hơn nữa, do bản sắc dân tộc, họ thích sống ở những khu biệt lập rất khó cho việc đầu tư các cơng trình cơ sở hạ tầng.

- Trình độ dân trí ở vùng nơng thơn, vùng nghèo, xã nghèo cịn thấp, trình độ tay nghề không cao chủ yếu là lao động phổ thông, khả năng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm làm cho các nỗ lực đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn yếu và chưa sâu, rộng.

- Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa xem công tác XĐGN là một trong những công tác trọng tâm thường xuyên và có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Sự chỉ đạo của nhiều cấp chính quyền cịn lúng túng, có nơi chưa chỉ đạo bằng chương trình hành động cụ thể.

- Công tác phối kết hợp của các ngành chưa thường xuyên và đồng bộ, hoạt động của Ban XĐGN phần lớn chưa đổi mới, chưa đặt ra phương pháp XĐGN một cách cụ thể theo đặc thù của từng nơi. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý chương trình XĐGN từ tỉnh tới cơ sở chưa có, do đó việc nắm bắt thông tin chậm, làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

- Chất lượng chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp tuy đã được nâng lên, nhưng chưa đồng đều và chưa thật sự mạnh, chưa hiệu quả, nhất là ở các cơ quan chuyên môn cấp sở, ngành, cấp phịng. Cịn một bộ phận khơng nhỏ cán bộ và người đứng đầu cơ quan chưa năng động, sáng tạo trong việc đề ra giải pháp, hình thức chỉ đạo, chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện và điều hành, trong phối hợp giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh, cịn lúng túng trong việc cụ thể hố chủ trương, kế hoạch thành chương trình của ngành và địa phương. Những nguyên nhân đó làm cho kết quả việc thực hiện chương trình XĐGN chưa cao.

- Do ý thức tự vươn lên của hộ nghèo chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn sản xuất. Một số hộ chi vốn hỗ trợ giảm nghèo vào những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 67 - 71)