- Thứ nhất, tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo: Khi đánh giá vấn đề nghèo
đói, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác nhau lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác định và mức độ cụ thể có những khía cạnh khác nhau. Nhưng nhìn chung các quốc gia đều căn cứ vào chỉ tiêu chính là thu nhập để đánh giá. Như vậy, tăng thu nhập cho đối tượng nghèo là nội dung cần được quan tâm nhất đối với công tác XĐGN.
Phần lớn người nghèo ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào thu nhập từ sức lao động, từ công việc trên mảnh đất của họ, từ tiền lương hay từ những hình thức lao động khác. Sức lao động của người nghèo chỉ có thể được sử dụng để đem lại thu nhập khi họ kiếm được việc làm.Việc làm ổn định và việc làm tốt là cơ sở để người nghèo có thu nhập ổn định và nâng cao thu nhập đảm bảo cuộc sống của mình. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, XĐGN là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững; ngược lại chỉ có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thốt khỏi đói nghèo. Mặt khác, nếu lao động có sức khoẻ, được đào tạo, bồi dưỡng tốt cùng tinh thần làm việc hăng say, môi trường kinh tế của vùng nghèo được cải thiện thì năng suất lao động sẽ tăng lên, từ đó thu nhập của người nghèo sẽ khá hơn, dễ có cơ hội để vươn lên thốt nghèo.Tuy nhiên, trong thực tế, tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp là khá phổ biến đối với người nghèo. Vì vậy, tăng năng suất lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng nghèo phải là nội dung quan trọng trong các giải pháp XĐGN ở nước ta hiện nay.
- Thứ hai, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người nghèo, vùng nghèo.
+ Phần lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những nơi này thường là xa các trung tâm kinh tế và dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác. Phổ biến là tình trạng
thiếu điện, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, thiếu thông tin, thiếu chợ đầu mối, thiếu vốn, đất sản xuất và thị trường, giao thơng đi lại khó khăn vv...Do đó, năng suất lao động thấp, giá cả của sản phẩm do người sản xuất bán lại rẻ vì vận chuyển khó khăn. Chính vì vậy cơ hội tự vươn lên của người nghèo ở những vùng này là rất khó khăn. Điều này cho thấy việc giải quyết bài toán XĐGN liên quan đến cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh.
+ Nghèo thường gắn liền với dân trí thấp. Do nghèo mà khơng có điều kiện đầu tư cho con cái học hành để nâng cao trình độ hiểu biết. Dân trí thấp thì khơng có khả năng để tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và khơng có khả năng tiếp cận với những tiến bộ, văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị). Vì vậy, để giảm nghèo phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho người nghèo là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.
+ Một nội dung quan trọng nữa của công tác XĐGN là phải tạo điều kiện để giúp người nghèo tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tín dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vv...
+ Hỗ trợ người nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hạn chế được bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tố quan trọng để tăng trưởng và phát triển.
Người nghèo là những người có thu nhập thấp nên thường thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm, đất sản xuất, thiếu thông tin thị trường và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy, hoạt động XĐGN phải hỗ trợ cho người nghèo có được sự tiếp cận tốt hơn những yếu tố trên.
- Thứ ba, XĐGN là một q trình liên tục, mang tính bền vững: Trong thực tiễn XĐGN
có tình trạng khá phổ biến là có rất nhiều hộ gia đình sau khi thốt nghèo một thời gian lại rơi vào tình trạng nghèo túng. Tình trạng đó do nhiều ngun nhân khác nhau như thiên tai, tai nạn, rủi ro trong kinh doanh, ốm đau, do tác động của phân hóa giàu – nghèo trong q trình phát triển kinh tế v.v... Ở nước ta, quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH trong những năm vừa qua đã đạt được những thành quả quan trọng, khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng, nhưng cũng cho thấy tình trạng phân hố giàu - nghèo gia tăng như một hệ quả tất yếu của q trình phát triển. Điều đó đặt ra cho chúng ta những thách thức lớn. Một mặt, nếu không tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước và khơng thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH thì khơng thể tồn tại, phát triển và hội nhập quốc tế. Mặt khác, nếu đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần, tất yếu sự phân hố giàu nghèo sẽ gia tăng; trong khi có nhiều người giàu lên, đất nước giàu lên, thì cũng có một bộ phận dân cư nghèo đói, thậm chí mất tư liệu sản xuất.
Vì vậy, nhiệm vụ của công tác XĐGN không chỉ hỗ trợ để người nghèo vượt qua ngưỡng cửa nghèo một cách thụ động mà phải có giải pháp tích cực để bản thân người nghèo chủ động tự vươn lên thoát nghèo vững chắc tiến tới trở thành hộ khá, hộ giàu. Đồng thời Nhà nước phải có chính sách, giải pháp giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng và XĐGN. Phải xây dựng chiến lược XĐGN dài hạn và chiến lược này phải được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế-xã hội chung của quốc gia, địa phương.
- Thứ tư, XĐGN trước hết phải ưu tiên các đối tượng chính sách, vùng cách mạng, gắn giải quyết vấn đề kinh tế với chính trị-xã hội.
Ở nước ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của đa số dân cư được cải thiện; công tác XĐGN đã thu được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân cư vẫn cịn sống nghèo đói. Trong đó có một số vùng cách mạng, vùng dân tộc ít người và nhiều hộ gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng vẫn chịu nhiều thiệt thịi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang lại. Những giải pháp XĐGN tập trung cho đối tượng này vừa là yêu cầu cấp thiết đối với mục tiêu phát triển bền vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.