MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 1 Dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang và đói nghèo trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 71 - 72)

3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang và đói nghèo trong những năm tới

Dựa trên các số liệu điều tra, có thể dự báo từ nay đến năm 2010 và 2015 tình hình của tỉnh sẽ có một số chuyển biến đáng lưu ý sau:

- Mặt thuận lợi: Tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ vẫn duy trì ở mức cao và khá ổn định (dự báo GDP bình quân hàng năm tăng 13%), cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ được chú trọng đầu tư, phát triển. Những thành tựu kinh tế- xã hội đạt được sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới là to lớn và khá toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin phấn khởi và tạo đà quan trọng cho sự phát triển sắp tới. Năng lực lãnh đạo quản lý của hệ thống chính trị có bước trưởng thành. Những thành tựu đó, cùng với kết quả XĐGN trong những năm qua sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện chương trình XĐGN trong những năm tới được thuận lợi hơn. Hơn nữa, chủ trương XĐGN đưa ra trong Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005- 2010 đã xác định quyết tâm đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chương trình XĐGN trên địa bàn tỉnh. - Mặt khó khăn, thách thức: Kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu trên nhiều mặt; nhiều vấn đề xã hội còn đặt ra gay gắt, gây bức xúc trong xã hội; trình độ học vấn, mặt bằng dân trí còn thấp; chất lượng cuộc sống chưa cao; tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái chưa được đẩy lùi; hệ thống chính trị phát triển chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt Kiên Giang là địa bàn trọng điểm về bảo vệ an ninh biên giới, lãnh thổ, phòng chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình”, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch; tình hình chính trị xã hội vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, khả năng cạnh tranh của các cơ sở kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh còn thấp; khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng; chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến nay chỉ mới đạt 9,02%, còn thấp so với bình quân chung cả nước là 15,2%, khu vực đồng bằng sông

Cửu Long là 14,3%. Tỷ lệ người nghèo người đồng bào dân tộc Khmer khá cao và năng lực cán bộ làm công tác XĐGN chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.

Trong khi đó tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển chung, các thế lực thù địch luôn đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chia rẽ dân tộc, chống phá ta, trong đó Kiên Giang là một trong những địa bàn nhạy cảm. Toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế gắn với tự do hóa thương mại vẫn là xu hướng bao trùm, đồng thời cạnh tranh kinh tế sẽ ngày càng gay gắt hơn, quan hệ các nước trong khu vực tuy phát triển tốt, nhưng nhân tố gây mất ổn định còn tiềm ẩn có thể tác động đến Kiên Giang (về lãnh thổ, tài nguyên, khủng bố,…). Một số nhân tố có tính toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường sinh thái, dịch bệnh, tội phạm,…còn chi phối rất lớn đến thực hiện mục tiêu XĐGN của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 71 - 72)