Về đơn vị hành chính, Kiên Giang là kết quả sát nhập hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá. Hiện trên địa bàn tỉnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh (Rạch Giá), 1 thị xã (Hà Tiên) và 12 huyện (Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên, Phú Quốc, Kiên Hải và huyện UMinh Thượng).
Cơ cấu kinh tế của Kiên Giang là: nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ. Trong đó: nơng, lâm, thủy sản chiếm 47,13%; cơng nghiệp, xây dựng chiếm 25,64%; các ngành dịch vụ chiếm 27,23%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2005 đạt 12,83% [14, tr.28]. Thu nhập bình quân đầu người 9,7 triệu đồng/năm, tương đương 592 USD [46, tr.19].
* Về nông- lâm nghiệp:
Diện tích đất nơng nghiệp trên tồn tỉnh là: 350.393 ha, trong đó đất trồng lúa là 267.995 ha, đất trồng cây công nghiệp hàng năm là 12.715 ha, đất trồng cây lâu năm là 37.938 ha, đất lâm nghiệp là 108.996 ha, hàng năm phải cần đến 500 ngàn lao động để sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm 76,60% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành. Khả năng khai hoang phục hoá, thâm canh tăng vụ, đa canh trồng cây ăn trái, cây hoa màu, cải tạo vườn tạp, phát triển chăn ni cịn rất lớn, được đánh giá là ngành thu hút nhiều lao động của tỉnh hiện nay và trong tương lai. Đặc điểm của ngành này là khơng địi hỏi lao động có kỹ thuật cao, sản xuất mang tính thời vụ, sử dụng được lao động trong gia đình, nhưng hệ số sử dụng ngày cơng lao động cịn thấp, thời gian nơng nhàn chưa sử dụng cịn nhiều.
* Về cơng nghiệp:
Kiên Giang là tỉnh có ưu thế tương đối khá về tài nguyên khoáng sản. Nếu so với các tỉnh trong khu vực thì Kiên Giang có nhiều chủng loại khống sản và trữ lượng khá cao. Hiện nay khu công nghiệp Kiên Lương - Ba Hịn - Hịn Chơng đã được đầu tư phát triển, hàng năm khai thác hàng trăm ngàn tấn đá các loại, chủ yếu là đá xây dựng, đá vôi làm nguyên liệu cho các nhà máy xi măng và sản xuất vơi bột nhẹ. Ngồi ra, Kiên Giang cịn phát triển ngành cơng nghiệp chế biến như: chế biến lương thực, chế biến thủy hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, công nghiệp sản xuất nước đá và cơng nghiệp đóng tầu
phục vụ khai thác hải sản đang phát triển mạnh, nhưng cơng nghiệp cơ khí, chế tạo lại chậm phát triển so với các tỉnh trong vùng. Đánh giá chung là, ngành công nghiệp Kiên Giang đang trên đà phát triển và thu hút một lực lượng lao động hàng năm gần 40 ngàn người.
* Về hải sản:
Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản trên cả ba phương diện: nuôi trồng, khai thác và chế biến. Với 200 km bờ biển và 105 hòn đảo nổi chủ yếu thuộc hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải, một số hòn đảo thuộc Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, Kiên Giang có ngư trường với nhiều chủng loại hải sản q, có trữ lượng cao ước tính gần 500 ngàn tấn mỗi năm, khả năng khai thác hơn 200 ngàn tấn một năm. Ngành thuỷ sản thu hút lực lượng lao động khá lớn từ 33 ngàn đến 36 ngàn người mỗi năm, chưa kể đến lực lượng lao động chế biến và các dịch vụ phục vụ ngành hải sản. Tiềm năng phát triển của các nghề nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản Kiên Giang còn rất lớn và khả năng mở rộng, thu hút lao động trong lĩnh vực này cũng có nhiều triển vọng. Một đặc điểm đáng chú ý đối với lao động trong lĩnh vực này là, số lao động đòi hỏi kỹ thuật cao như thuyền trưởng, máy trưởng còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động trong ngành; số còn lại thời gian đào tạo nghề ngắn, chủ yếu là đào tạo theo hình thức kèm cặp.
* Về các ngành dịch vụ- du lịch- thương mại:
Kiên Giang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Mũi Nai, Hịn Chơng, Hịn Trẹm, Hịn Phụ Tử và các đảo ngồi khơi, các di tích lịch sử như Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Hòn Đất, U Minh, Phú Quốc, có nhiều bãi tắm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, Kiên Giang nằm trong vùng có nền văn hố Ĩc Eo một thời đã từng phát triển mạnh mẽ và là trung tâm giao lưu với bên ngoài. Ngoài ra du lịch lễ hội cũng là một thế mạnh như lễ hội dân tộc Khmer, lễ hội giỗ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào cuối tháng tám âm lịch hàng năm đã thu hút hàng trăm lượt người đến tham dự.
Ngành dịch vụ- du lịch- thương mại phát triển đã thu hút một lực lượng khá lớn lao động khoảng 60 ngàn người.
* Về nhân lực:
- Năm 2002 dân số tồn tỉnh có 1.601.550 người gồm 3 dân tộc chính: Dân tộc Kinh chiếm 85,6%, dân tộc Khmer chiếm 12,19%, dân tộc Hoa chiếm 2,16%. Dân số thành thị chiếm 21,88% và dân số nông thôn chiếm 78,12%. Qui mô dân số của tỉnh
đứng thứ 16 trong 64 tỉnh thành của cả nước và thứ 5 so với 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân số của tỉnh năm 2002 là 248 người/km2 thuộc loại trung bình, thấp so với trong vùng (412 người/km2) và cao hơn bình quân cả nước (236 người/km2). Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thơng, kênh rạch, sơng ngịi và một số đảo.
Nếu phấn đấu hạ tỷ lệ sinh hàng năm 0,4‰ giai đoạn 2006-2010 thì qui mơ dân số tồn tỉnh đến năm 2010 đạt hơn 1.834.000 người.
Lao động trong độ tuổi có hơn 934.000 người chiếm 58,31% dân số, trong đó có khoảng 80% đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (có 4,7% lực lượng lao động là công nhân viên chức). Tỷ lệ lao động kỹ thuật còn rất thấp, theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 1999 thì mới đạt 4,3% trong tổng số lao động. Đến 2010 số lao động trong độ tuổi tăng lên 1.100.000 người, như vậy Kiên Giang cần phải giải quyết việc làm cho trên 18 vạn lao động trong vòng 10 năm tới.
Kiên Giang là vùng cư trú của nhiều dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Ngày nay là nơi cư trú của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Thời cổ đại đây là đất cư trú của cư dân Mã Lai Nam Đảo. Thời trung cổ từ thế kỷ XVII, đồng bào Khmer và văn hóa của họ đóng vai trị chủ đạo. Từ thế kỷ XVIII trở đi, đồng bào người Kinh, Hoa và văn hóa của hai tộc người này đóng vai trị chủ đạo ở các đơ thị và vùng đơng dân cư, trong đó văn hóa người Kinh đã trở thành nền tảng của văn hóa Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng. Sự giao tiếp giữa các tộc người, sự giao lưu của các sắc thái văn hóa đã tạo cho Kiên Giang sự lai chủng về tộc người, sự giao thoa về văn hóa. Hiện tượng song ngữ, đa ngữ, đa văn hóa và song văn hóa trong một tộc người, trong một địa phương đã tồn tại từ lâu.
Tỷ lệ phát triển dân số của đồng bào Khmer Nam bộ khoảng 2,5%. Đồng bào Khmer Kiên Giang qua các giai đoạn tăng như sau: Năm 1936 có 53/144 xã, thơn có đồng bào Khmer (chiếm 37% xã, thôn của đồng bào Kinh, Hoa). Năm 1910, Hà Tiên (tỉnh) có 1.900 người, Rạch Giá (tỉnh) có 31.974 người. Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, theo số liệu thống kê điều tra dân số năm 2000, đồng bào Khmer có 181.344 người (chiếm 12,19%). Năm 2006 có 46.744 hộ với 236.292 khẩu là đồng bào dân tộc Khmer, chiếm 14,2% so với dân số - là tỉnh có đơng đồng bào Khmer sinh sống, đứng thứ ba ở vùng Tây Nam bộ sau Sóc Trăng và Trà Vinh [49]. Đồng bào Khmer sinh sống tập trung tại 61 xã ở 9/14 huyện, thị, thành phố (trong tổng số 68 xã, phường, thị trấn có đơng đồng bào Khmer/139 xã, phường, thị trấn
của tồn tỉnh) [51], trong đó có 27 xã trọng điểm có đơng đồng bào Khmer thuộc diện đặc biệt khó khăn được Chính phủ đưa vào giai đoạn II Chương trình 135 vào tháng 7- 2006 [45]. Huyện có đơng đồng bào Khmer nhất là Gò Quao (39.720 người, chiếm 29,8%) với xã đông nhất là Định An (11.141/15.698 người, chiếm 70,8%, mật độ bình quân 700 người/km2); ít nhất là huyện Kiên Hải với khoảng 240 người [49].
* Trình độ học vấn của dân cư:
Trong nhiều năm qua cùng với sự đổi mới và phát triển không ngừng về kinh tế- xã hội của cả tỉnh, tình hình giáo dục và đào tạo của tỉnh cũng đã có những bước tiến bộ mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Giáo dục và đào tạo luôn được sự quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Kết quả là tỷ lệ người biết chữ ở địa phương đã tăng dần qua các năm.
Qua kết quả khảo sát năm 2006 tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên của Kiên Giang là 90,50% tăng 2,91% so với năm 2002 (năm 2002 là 87,58%). Trong đó, khu vực thành thị là 95,17%, khu vực nông thôn là 89,00%; tỷ lệ biết chữ của những hộ không nghèo là 92,09%; tỷ lệ biết chữ của những hộ nghèo là 75,73%; tỷ lệ biết chữ của chủ hộ là dân tộc Kinh và Hoa là 92,82%; tỷ lệ biết chữ của những hộ có chủ hộ là dân tộ thiểu số là 76,81%.
* Trình độ văn hố chun mơn kỹ thuật của chủ hộ:
Kiên Giang là một tỉnh vùng sâu, vùng xa, dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, đánh bắt và ni trồng thuỷ sản, trình độ văn hố và chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động tuy có những bước phát triển khá trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với cả nước và các tỉnh trong vùng do nhiều nguyên nhân như: trình độ dân trí có xuất phát điểm thấp, điều kiện và nguồn lực dành cho phát triển còn hạn chế… Một nguyên nhân nữa là trong quá trình phát triển có một lực lượng lao động trưởng thành và có trình độ văn hố chun mơn kỹ thuật cao không chịu về làm việc cho tỉnh mà chuyển sang địa phương khác làm việc.
Theo kết quả khảo sát thì cơ cấu trình độ văn hố và chun mơn kỹ thuật của các chủ hộ như sau:
Bảng 2.1: Trình độ văn hố và chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ ở Kiên Giang
Đơn vị tính: %
kỹ thuật 2002 2004 2006
Chung toàn tỉnh
1. Chưa bao giờ đến trường 2. Tốt nghiệp tiểu học 3. Tốt nghiệp trung học cơ sở 4. Tốt nghiệp phổ thông trung học 5. Công nhân kỹ thuật, dậy nghề 6. Trung học chuyên nghiệp 7. Cao đẳng, đại học trở lên
100 55,90 27,8 10,80 2,7 0,61 0,98 1,21 100 39,29 33,48 15,91 6,34 0,41 2,37