Tỉnh nên tập trung chỉ đạo xây dựng và rút kinh nghiệm các mơ hình lồng ghép XĐGN có hiệu quả và bền vững, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện, xã có đồng bào dân tộc thiểu số để sau đó nhân rộng ra. Nên chú trọng chỉ đạo các nhóm mơ hình như: Liên kết giữa các cơng ty, đơn vị với các xã và hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập, XĐGN. Mở rộng tuyên truyền, quảng bá các mơ hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với XĐGN thành công tại các địa phương ven biển như: Huyện An Minh, Kiên Lương, An Biên, các nghề phù hợp như nuôi sị huyết, ni tơm sú…; Phát triển mơ hình câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ, nơng dân, thanh niên… giúp nhau làm kinh tế để XĐGN. Mơ hình xây dựng nhà ở gắn với cụm, tuyến dân cư vùng lũ, xây dựng nhà tình nghĩa và hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, nhà đại đồn kết.
Phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo việc làm.
Tổ chức phong trào thi đua trong các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau thơng qua việc tình nguyện và hỗ trợ giúp đỡ người nghèo ở ấp, khu phố, xã, phường; đặc biệt phối hợp với chính quyền quan tâm giáo dục, giúp đỡ nhau làm chuyển biến các hộ nghèo trong chương trình thuộc diện đặc biệt (khơng biết cách làm ăn, dính vào tệ nạn xã hội) để có thể trực tiếp trợ giúp cho họ vươn lên làm lại cuộc đời. Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền ấp, khu phố, tổ nhân dân tự quản và các tổ chức đoàn thể trong việc phối hợp giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm cùng nhau học tập, vận dụng cách làm ăn có hiệu quả hơn cho từng hộ hoặc từng nhóm dân cư.
Hàng năm tỉnh nên tổ chức hội nghị sơ kết phong trào hộ nghèo vươn lên sản xuất giỏi, vượt nghèo, phong trào nông dân sản xuất giỏi giúp đỡ hộ nghèo, phong trào phụ nữ, Hội Cựu chiến binh giúp nhau XĐGN... Trên cơ sở các hội nghị đó sơ kết các mơ hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả phù hợp đặc điểm ở địa phương để phổ biến và nhân rộng mơ hình.