Kinh nghiệm xố đói, giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 35 - 37)

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo ở nước ta. Để thực hiện công tác XĐGN, tỉnh cho xây dựng các mơ hình, chỉ đạo điểm ở cấp xã để rút kinh nghiệm triển khai cho các huyện và toàn tỉnh. Trước hết Hà Tĩnh đã phân chia và đi sâu nghiên cứu đặc điểm của từng vùng sinh thái khác nhau, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp XĐGN phù hợp. Ví dụ huyện Thạch Hà với 44 ngàn ha đất tự nhiên nhưng được chia làm 5 vùng kinh tế, sinh thái:

+ Các xã vùng 1 (vùng biển bãi ngang): Có 10 xã thì 5 xã nghèo, đơng dân nhưng ít đất, hầu như khơng có cơng trình thủy lợi.

+ Các xã vùng Bắc Hà: Thủy lợi khó khăn, đất đai khô cằn, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển. Đây là vùng rất khó khăn cho hộ nghèo vươn lên.

+ Các xã vùng cửa biển: Tuy khơng có cơng trình thủy lợi, dân đơng, đất cát, đất bạc màu nhưng làm nghề biển và phát triển được các ngành nghề dịch vụ nên kinh tế và mức sống khá hơn hai vùng đã nêu trên.

+ Các xã vùng núi phía Tây huyện: Đất nơng nghiệp nhiều nhưng là những xã mới hình thành nên thiếu thốn về kết cấu hạ tầng KT-XH. Tỷ lệ nghèo cao, có 02 xã tỷ lệ hộ nghèo đói chiếm trên 40% số hộ.

+ Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nước, thuận tiện về giao thông, thủy lợi nhưng bình qn đất nơng nghiệp cho một nhân khẩu thấp lại độc canh nên cũng gặp khơng ít khó khăn trong XĐGN.

Như vậy, với mỗi một vùng sinh thái khác nhau, thì nghèo đói vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể. Do vậy, các giải pháp XĐGN áp dụng cho từng vùng vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác biệt. Mơ hình XĐGN có hiệu quả ở xã Kỳ Thọ (Kỳ Anh) là một ví dụ minh chứng. Xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh là xã nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là xã thuần nông nhưng đất đai bị nhiễm mặn nên đời sống nhân dân rất khó khăn. Năm 1997 vẫn còn 43% số hộ trong xã thuộc diện hộ nghèo. Để XĐGN, xã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Xây dựng đê ngăn mặn, xây dựng trạm biến thế điện 200 KVA, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi, làm đường trục chính... Đồng thời các cấp chính quyền, đồn thể và cộng đồng dân cư cùng nhau chung sức giúp các hộ nghèo vươn lên. Nhờ đó, chỉ trong 2 năm (1997- 1999) lương thực bình quân đầu người từ 408 kg lên 477 kg, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43

% xuống còn 22,2%, số hộ khá, hộ giàu từ 129 hộ tăng lên 242 hộ v.v.. Mơ hình XĐGN ở xã Kỳ Thọ thành công là bài học quý báu cho các xã, huyện và tỉnh, thành khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 35 - 37)