Quảng Trị là tỉnh ở xa các trung tâm lớn của đất nước nên điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế bị hạn chế. Vùng miền núi do địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, vùng bãi ngang ven biển do địa hình cồn cát, bãi cát khó xây dựng đường sá nên giao thông đi lại của dân cư 2 vùng này khó khăn, cước phí vận chuyển cao; người nghèo khó tiếp cận tốt với các dịch vụ cơng của Nhà nước. Chính vì vậy, phát triển cơ sở hạ tầng, mà trước hết là giao thơng có một ý nghĩa to lớn trong việc XĐGN hiện nay ở Quảng Trị.
Điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán nặng và kéo dài, thiếu nước tưới và sinh hoạt, năng suất cây trồng giảm, bão lụt thường xuyên xảy ra đã phá huỷ mùa màng, nhà cửa và cơ sở hạ tầng như đê đập, hệ thống thuỷ lợi và đường sá. Nhiều vùng đang trù phú thì chỉ sau một cơn bão, lũ thì hàng trăm hộ khơng nghèo trở thành hộ nghèo. Vùng ven biển là những bãi cát, cồn cát chạy sâu vào trong nội địa. Gió mạnh và bão ln tạo ra những đụn cát di động, bồi lấp làm ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng
Với điều kiện khắc nghiệt như vậy, Quảng Trị đã đưa ra kinh nghiệm sống chung với cát bằng cách tổ chức các mơ hình sản xuất nơng, lâm nghiệp trên cát để vừa phát triển
sản xuất vừa cải tạo môi trường vùng cát; kết hợp các chương trình, dự án trồng rừng với việc di dãn dân lập làng sinh thái ra vùng cát, hình thành các tụ điểm dân cư mới phù hợp với quá trình phát triển cả trước mắt và lâu dài.