Bài học kinh nghiệm xố đói, giảm nghèo cho Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 38 - 40)

Qua phân tích một số kinh nghiệm, mơ hình XĐGN của một số nước trong khu vực và ở Hà Tĩnh, Thanh Hố, Quảng Trị có thể rút ra cho Kiên Giang những bài học sau:

- Thứ nhất, phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ,

chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn các vùng nghèo đói khác nhau. Trên cơ sở đó xác định được quy mơ, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở để có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để "đo đếm" đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng, giải pháp phù hợp có hiệu quả trong tiến trình thực hiện XĐGN.

- Thứ hai, XĐGN phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát

triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch KT-XH hàng năm, 5 năm của tỉnh. Tỉnh phải có chính sách, giải pháp XĐGN rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tượng (chẳng hạn, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ tín dụng thích hợp, nhóm thiếu kinh nghiệm và tay nghề lao động thì phải hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục v.v..) theo nguyên tắc "cho cần câu hơn cho xâu cá" và phân cấp mạnh cho cơ sở.

- Thứ ba, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành

và người dân về XĐGN, sao cho công cuộc XĐGN huy động được tất cả các cấp, các ngành, tồn xã hội tham gia, khơng ai là người ngồi cuộc, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo đói thường hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, khơng nắm được thơng tin, ít được tham gia vào q trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công vv... Bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti. Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc XĐGN, trước hết phải làm cho các hộ nghèo vượt qua được những mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ được tham gia vào mọi hoạt động của chương trình XĐGN từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn lực, giám sát, đánh giá v.v..

- Thứ tư, phải thấy rõ vấn đề XĐGN là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu

nhiều ngành và các cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy, để đạt được hiệu quả XĐGN phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư XĐGN.

- Thứ năm, phải làm tốt cơng tác tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện tồn Ban chỉ đạo các

cấp, nhất là cấp xã là một trong những yếu tố thành cơng trong q trình thực hiện. Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, ở đâu có Ban XĐGN xã mạnh thì ở đó hoạt động XĐGN đạt kết quả tốt.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 38 - 40)