Kinh nghiệm xố đói, giảm nghèo của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 33 - 35)

Trong mấy thập niên gần đây, nhiều nước đang phát triển rất chú trọng XĐGN. Các diễn đàn quốc tế và khu vực về đói nghèo ở Malaisia, Copenhagen, Bắc Kinh đều đưa vấn đề đói nghèo vào nội dung chính của chương trình nghị sự. Ở các nước Đơng Nam Á, đói nghèo đã được bàn bạc, tranh luận thường xuyên trong hai thập kỷ nay. Trên thế giới xuất hiện nhiều mơ hình XĐGN khác nhau. Ở đây khơng có điều kiện trình bày thực tiễn và kinh nghiệm XĐGN của tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế mà chỉ nêu cách làm, kinh nghiệm của một số quốc gia có những nét tiêu biểu, những kinh nghiệm q có thể nghiên cứu để áp dụng cho việc thực hiện XĐGN ở Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng.

* Kinh nghiệm XĐGN ở Trung Quốc: từ năm 1977 đến nay, thực hiện cải cách

kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, ở Trung Quốc chênh lệch giàu nghèo khơng lớn nhưng số dân đói nghèo rất cao. Nhờ đổi mới nền kinh tế có hiệu quả và thực hiện một số chính sách trực tiếp để XĐGN nên số người nghèo ở Trung Quốc giảm nhanh chóng. Theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương Trung Quốc (có thu nhập 100 Nhân dân tệ/người/năm) số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân

số), đến 1985 chì cịn 125 triệu người và năm 1998 chỉ cịn 42 triệu người. Trong q trình cải cách kinh tế, Trung quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và XĐGN. Các giải pháp, chính sách XĐGN ở Trung Quốc khá đa dạng, thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ, cụ thể như sau:

+ Duy trì ổn định chính trị: Trung Quốc quan niệm giữa ổn định chính trị và đói nghèo có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu khơng ổn định chính trị, người dân khơng yên ổn làm ăn, sinh sống, các mục tiêu kinh tế - xã hội cũng không thể thực hiện được.

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho mọi người. Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Bên cạnh việc hình thành những khu cơng nghiệp, khu chế xuất hiện đại ở vùng ven biển, vùng hấp dẫn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc rất chú ý đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn.

+ Tạo việc làm thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nơng thơn. Việc hình thành các thị trấn, thị tứ, hồn thiện dần hệ thống giao thơng nơng thơn đã thúc đẩy dịch vụ nông thơn phát triển.

+ Xây dựng các mơ hình, chỉ đạo điểm cho từng vùng, từng địa phương để làm hình mẫu, đầu tầu "lan toả"cho cả vùng.

+ Huy động nhiều nguồn lực để thực hiện XĐGN. Trước hết, Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những vùng đất hoang, đồi núi… Để giữ đất nông nghiệp trước yêu cầu cao của cơng nghiệp hố, đơ thị hố. Chính phủ Trung Quốc quy định: việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phải thực hiện theo nguyên tắc: "lấy bao nhiêu, khai hoang bù bấy nhiêu"và hình thành quỹ riêng để khai hoang bù đắp cho việc chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp. Ngoài vốn của Nhà nước, của cộng đồng, Trung Quốc tranh thủ tối đa vốn cho mục tiêu XĐGN từ WB, và các tổ chức phi Chính phủ…Cùng với sự trợ giúp để tạo việc làm, tăng thu nhập, Trung Quốc cịn có sự hỗ trợ tích cực về truyền thống, giáo dục, y tế cho các hộ nghèo và vùng khó khăn. Đặc biệt là yêu cầu và khuyến khích các vùng giàu, địa phương giàu giúp đỡ các vùng, địa phương nghèo.

* Kinh nghiệm XĐGN ở cộng hoà Indonexia: Indonexia, do là quốc gia đông dân

dạng về điều kiện sinh thái, dân tộc, chia cắt về địa hình, nên phát triển kinh tế và thực hiện XĐGN là công việc rất phức tạp.

Ở thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập, nền kinh tế Indonexia còn lạc hậu, tăng trưởng thấp, dân số tăng nhanh nên bình quân thu nhập đầu người có xu hướng giảm sút (năm 1957, thu nhập bình quân 1 người dân đạt 131 USD, đến năm 1961 chỉ còn 83 USD). Sau đó Nhà nước Indonexia đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Indonexia thực hiện chiến lược mở cửa, tăng xuất khẩu, nhất là xuất khẩu khoáng sản, sản phẩm nông, lâm, thuỷ, hải sản… Nhờ kinh tế tăng trưởng và bước đầu nhận thức được tác hại của phân hoá giàu nghèo, trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Indonexia đã thực hiện nhiều biện pháp XĐGN, đưa mục tiêu XĐGN trở thành mục tiêu quốc gia. Chính phủ đã trợ cấp ngân sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thơn… Nhờ các biện pháp tích cực đó, nên số người nghèo của Indonexia từ những năm 70 đến đầu những năm 90 liên tục giảm. Năm 1976, số người sống dưới mức nghèo khổ là 54 triệu người nhưng đến năm 1987 chỉ còn 30 triệu người. Năm 1996, Indonexia được giải thưởng của Liên Hợp quốc về thực hiện chương trình XĐGN. Nhưng từ cuối năm 1996, kinh tế - xã hội và chính trị Indonexia lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các nhà lãnh đạo tham nhũng, bạo động, xung đột về lãnh thổ, khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân, nhất là tầng lớp nghèo, bị giảm sút nghiêm trọng. Có nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, khủng hoảng kinh tế - xã hội và bất ổn chính trị đã làm tiêu tan thành quả XĐGN trong gần 20 năm trước đó của nước này.

* Kinh nghiệm XĐGN ở Thái Lan: Từ những năm 80 và hiện nay, Thái Lan áp dụng mơ hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nơng thơn thơng qua chương trình hình thành và phát triển xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giúp nông dân giảm bớt nghèo khổ. Nhờ hoạt động của Ban phát triển nông thôn và Tổ chức Hiệp hội Dân số và Phát triển cộng đồng theo mơ hình trên, ở Thái Lan tỷ lệ người nghèo giảm từ 30% dân số trong thập kỷ 80 xuống còn 23% dân số năm 1990.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 33 - 35)