Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 30 - 32)

Ảnh hưởng không thuận lợi của những nhân tố thuộc về kinh tế đối với XĐGN bao gồm: Quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập của dân cư thấp, khả năng huy động nguồn lực vật chất cho XĐGN khó khăn, thị trường bị bó hẹp...; ưu tiên đầu tư nhiều vào vùng động lực phát triển kinh tế sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư các vùng nghèo, hỗ trợ người nghèo. Một số phương diện tác động của nhóm nhân tố kinh tế là:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng tạo điều kiện tiền đề để người nghèo có cơ hội vươn lên nhờ hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế mang lại. Mặt khác, nhờ quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Nhà nước tăng các nguồn thu và tích lũy tạo sức mạnh vật chất để thực hiện tốt hơn cơng tác XĐGN. Vì vậy quy mơ nền kinh tế lớn và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện XĐGN. Ngược lại nếu quy mô nền kinh tế nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm thì khả năng tăng tích lũy cho phát triển sẽ gặp trở ngại, nguồn lực dành cho XĐGN sẽ khó khăn. Bên cạnh đó, với lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, cơ cấu kinh tế chậm tiến bộ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với trình độ canh tác lạc hậu; cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chậm đổi mới, hàm lượng khoa học - kỹ thuật trong sản phẩm thấp thì giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm sẽ nhỏ, khó cạnh tranh thị trường thì khả năng XĐGN là rất thấp.

Thu nhập dân cư thấp và sự phân hóa thu nhập lớn là một bất lợi đối với người nghèo và công tác XĐGN. Rất nhiều cuộc điều tra mức sống dân cư cho thấy chênh lệch giàu - nghèo, thu nhập giữa các nhóm dân cư ở nước ta hiện nay có xu hướng gia tăng.

- Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu XĐGN. Để thực hiện các mục tiêu XĐGN trên quy mô diện rộng và đạt được kết quả nhanh thì Nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực. Nhà nước có nguồn lực đủ mạnh để hình thành và thực hiện các chương trình hỗ trợ như xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã

nghèo, vùng nghèo; hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH tạo nhiều việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đời sống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thơng qua các chương trình khuyến nơng, đào tạo... Nguồn lực của Nhà nước phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ tích lũy và chính sách chi tiêu của Chính phủ, khả năng vay nợ của nước ngồi...

Về phía hộ gia đình nghèo, để phấn đấu thốt nghèo, họ cũng cần có nguồn lực để tự mình phấn đấu vươn lên. Nguồn lực họ có thể có được là từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tín dụng và khả năng tích lũy của bản thân.

- Vấn đề thị trường cũng là một trong những nhân tố tác động đến XĐGN theo hai hướng thuận lợi và khó khăn.

Thứ nhất, thị trường phát triển không đầy đủ, đặc biệt thị trường yếu ớt hoặc khơng

có thị trường. Những vùng, hộ gia đình rơi vào trường hợp này, thì đồng nghĩa với việc vùng, hộ gia đình đó gần như bị gạt ra khỏi vịng quay tiến trình phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vùng và hộ gia đình đó khó thốt khỏi nghèo đói. Đây là vấn đề nan giải đối với vùng nghèo ở các khu vực miền núi, xa xôi hẻo lánh.

Thứ hai, thị trường tương đối phát triển: Thị trường phát triển không chỉ tạo cơ hội

cho các vùng và cá nhân có điều kiện phát triển mà cịn có ý nghĩa đặc biệt đối với vùng nghèo và hộ nghèo vươn lên. Đó là khi thị trường phát triển cá nhân, hộ gia đình, vùng tiếp cận đầy đủ hơn đến các nguồn lực phát triển trong xã hội. Bởi trong kinh tế thị trường, người ta buộc phải tính tốn bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng, trước hết là lợi ích cá nhân. Cạnh tranh cũng thường xuyên đặt con người vào thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tự khẳng định, phải thường xuyên tự đổi mới, phát triển.

Mặt khác, mặt trái của kinh tế thị trường là do chạy theo lợi nhuận vì lợi ích cá nhân, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã làm cho tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư không được chú ý giải quyết triệt để, dẫn đến phân hóa giàu - nghèo càng thêm sâu sắc, dễ xảy ra xung đột giai cấp và xã hội.

Trong thực tế thì người nghèo, vùng nghèo là những người luôn bị thua thiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh. Họ khơng có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh tế nên giá thành sản phẩm cao. Mặt

khác họ là những người thiếu kinh nghiệm làm ăn, ít hiểu biết, tay nghề thấp, khơng có sức khỏe, năng suất lao động thấp, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường vv.... Do vậy, nguy cơ tụt hậu của họ so với xã hội càng trầm trọng hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)