Giải pháp về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 85 - 86)

nghèo

Theo kết quả khảo sát hộ nghèo của Cục Thống kê Kiên Giang, đến tháng 9/ 2006 Kiên Giang có 36.810 hộ thì có 20.243 hộ nơng dân khơng có đất sản xuất, chiếm 54,9%. Vì vậy, thực hiện giải pháp về đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo là vấn đề mang ý nghĩa chính trị, kinh tế hết sức sâu sắc. Để thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện những nội dung sau:

- Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với các hộ nghèo khác có khó khăn về nhà ở tỉnh nên áp dụng cơ chế tương trợ lẫn nhau trong gia đình, dịng họ, cộng đồng cùng với sự hỗ trợ một phần của ngân sách địa phương. Chính sách hỗ trợ nên ưu tiên chủ hộ là nữ, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội. Nên tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng nhà tình thương, nhà Đại đồn kết cho hộ nghèo, trong đó vai trị chính là Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội phối hợp cùng tham gia. Tích cực huy động sự trợ giúp của các doanh nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo.

- Đối với những hộ đủ điều kiện tiến hành hỗ trợ đất sản xuất, đất ở để đảm bảo người dân có ruộng đất sản xuất, có đất cất nhà ổn định cuộc sống. Về phương diện này tỉnh cần thực hiện các chính sách:

+ Về đất sản xuất: Đối với những hộ đã cầm cố đất, đề nghị có chủ trương cho vay vốn dài hạn để chuộc lại đất. Chỉ xem xét giải quyết cho những hộ chí thú làm ăn, nhưng vì lý do khách quan mà phải cầm cố đất, nay có lao động và thực sự muốn sản xuất thì phải xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất cụ thể trình chính quyền địa phương xác nhận và đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay chuộc lại đất; Đối với những hộ đã sang bán đất, hiện nay khơng cịn đất hoặc thiếu đất sản xuất, nhưng có lao động và năng lực khai thác đất canh tác thì thực hiện việc giao cấp đất thông qua các dự án di dân, mỗi hộ từ 2-3 ha. Ngoài tiền hỗ trợ di dời theo dự án, cần phải có chính sách hỗ trợ thêm để tạo điều kiện

ổn định việc ăn ở và tổ chức sản xuất cho những hộ thuộc diện di dời (thuỷ lợi, tập huấn về khoa học kỹ thuật, tổ chức tổ hợp tác, cung ứng dịch vụ…). Nên thực hiện cấp đất theo hướng xen kẽ những hộ biết làm ăn với hộ kém để những hộ biết cách làm ăn giúp đỡ, kèm cặp những hộ kém cùng vươn lên. Đối với những hộ đã sang bán hết đất sản xuất nhưng họ khơng có khả năng khai thác ở vùng đất mới và cũng khơng có khả năng chuyển đổi ngành nghề khác thì cần có chính sách hỗ trợ việc mua đất tại địa phương để sản xuất nhằm ổn định cuộc sống, mỗi hộ mức tối thiểu là 0,5 ha, trị giá khoảng 20 triệu đồng (ngân sách trung ương 80%, ngân sách tỉnh 20%).

+ Về đất ở: Mức hỗ trợ đất ở tối thiểu cho mỗi hộ nông thôn nghèo người dân tộc là 200m2, từ nguồn quỹ đất địa phương, hoặc hỗ trợ bằng nguồn ngân sách để mua đất ở tại chỗ từ 8 - 10 triệu đồng/hộ (ngân sách Trung ương 80%, ngân sách tỉnh 20%).

- Tổ chức kiểm tra lại tình hình quản lý và sử dụng đất đai của các cấp, các ngành được giao quyền sử dụng đất, xem xét, xử lý các trường hợp vi phạm, sử dụng khơng đúng mục đích, thu hồi đất, mở thêm vùng đất hoang hoá đưa vào sản xuất, tạo quỹ đất giải quyết cho hộ nghèo. Thực hiện xử lý tình trạng cầm cố đất trái phép, tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn việc cầm cố, sang bán ruộng đất trái pháp luật, đặc biệt chú ý nhắc nhở cán bộ đảng viên, cán bộ công chức và mọi người không được lợi dụng đồng bào Khmer gặp khó khăn hoạn nạn để nhận cầm cố, mua bán đất trục lợi.

- Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng gắn với quy hoạch bố trí lại dân cư trong vùng ngập lũ. Thực hiện chính sách lợi ích bảo vệ rừng và trợ vốn di dân đi vùng kinh tế mới theo phương châm lấy ngắn nuôi dài để hộ nghèo ổn định cuộc sống, từng bước có tích luỹ, vượt qua nghèo khó. Thực hiện chính sách hỗ trợ giống, cây, con và chính sách giảm, miễn thuế cho các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)