TỈNH KIÊN GIANG
TỈNH KIÊN GIANG
Kiên Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, giữ vị trí tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc, có nguồn lực đa dạng, chứa đựng nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế và thuận lợi trong giao thương quốc tế, đồng thời có vị trí rất quan trọng về quốc phòng - an ninh.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 6.269 km2, trong đó đất liền là 5.638 km2 và hải đảo 631 km2 (đảo lớn nhất là Phú Quốc 567 km2); có đường biên giới trên bộ 56,8 km tiếp giáp với hai tỉnh Kampốt và Tàkeo của Vương quốc Campuchia, có vùng nước lịch sử rộng khoảng 8.500 km2 với Campuchia. Với bờ biển dài 200 km và 63.290 km2 ngư trường, Kiên Giang tập trung khoảng 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 45 đảo có dân cư sinh sống. Địa hình rất phức tạp, sông rạch chằng chịt, có 7/14 huyện thị thường xuyên bị ngập lụt hàng năm, chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của nước mặn vào các tháng mùa khô. Những đặc điểm nêu trên đã gây trở ngại tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Mặt khác, điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có nhũng thuận lợi cơ bản: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27- 27,5oC) ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng. Vị trí địa lý của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở cửa, hướng ngoại do có cảng biển, sân bay và có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn.
Về tài nguyên thuỷ sản, Kiên Giang là tỉnh có nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú bao gồm: tôm, cá các loại và có nhiều đặc sản quí như: Đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu, ngọc trai, mực, bào ngư…
Về tài nguyên khoáng sản, Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào. Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim