Kết quả tích cực của hoạt động xố đói, giảm nghèo ở Kiên Giang thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 61 - 66)

Tỉnh đã xác định XĐGN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, liên tục của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh. Do đó trong nhiều năm qua Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương chính sách và biện pháp để hỗ trợ cho người nghèo; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã kêu gọi, vận động tồn dân hưởng ứng chương trình XĐGN. Nhờ đó mà chương trình XĐGN của tỉnh trong nhiều năm qua đã đem lại những kết quả khả quan:

* Qui mô hộ nghèo hàng năm đều giảm một cách nhanh chóng. Năm 2002 tồn tỉnh có 34.106 hộ nghèo (theo tiêu chí mới) chiếm tỷ lệ 10,97% trong tổng số hộ nhân dân trong tỉnh. So với năm 2000 tăng 0,84%(tương ứng tăng 3.527 hộ). Hộ nghèo tăng là do chuẩn nghèo ở vùng nông thôn từ 90.000 đồng/người/tháng của năm 2000 lên 100.000 đồng/người/tháng năm 2002. Đến cuối năm 2003 tồn tỉnh chỉ cịn 29.925 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 9,04%; năm 2004 còn 7,26%; năm 2005 là 5,87% (theo tiêu chí cũ). Nếu tính bình qn cả giai đoạn 2001- 2005 thì mỗi năm giảm hơn 1% hộ nghèo. Số hộ đã thoát nghèo giai đoạn này khoảng 23.500 hộ, bình quân mỗi năm giảm trên 4.600 hộ. Đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 117.500 lao động, hàng năm tạo việc làm mới cho 23.000-

24.000 lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 5,2%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 78,2%.

Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo"được thực hiện bằng nhiều hình thức, thu hút được sự tham gia đơng đảo của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh. Hàng năm Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh kết hợp với Tỉnh đoàn thanh niên đã vận động được hàng tỷ đồng, xây dựng mới 4.947 căn nhà tình thương, nhà đại đồn kết, sửa chữa được 1.162 căn nhà cho hộ nghèo, góp phần cải thiện nhà ở cho hộ nghèo.

Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các ngành tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề và xây dựng các điểm trình diễn, tổ chức học tập kinh nghiệm sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế cao. Kết quả đã tổ chức được 1053 lớp cho 33.864 lượt cán bộ, hội viên nơng dân tham dự. Hội cịn thành lập được 49 câu lạc bộ thoát nghèo với 1.132 thành viên tham dự. Đến nay đã có 189 hộ tham dự thốt nghèo. Hội cũng phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện bán trả chậm các loại máy phục vụ sản xuất cho các hội viên với 458 máy bằng tiền 2,21 tỷ đồng.

Cơng tác XĐGN bằng chính sách hỗ trợ tín dụng đã đạt được nhiều thành tích, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn. Thực hiện chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi là một biện pháp trực tiếp giải quyết để hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo. Những năm qua, vốn vay cho người nghèo được huy động từ nhiều nguồn khác nhau của Nhà nước, tài trợ từ nước ngoài và vận động trong nhân dân. Từ năm 2001 đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã cho 71.685 lượt hộ vay với tổng số tiền là 186,057 tỷ đồng, góp phần giúp hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống.

Nguồn vốn quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm, đến nay với 721 dự án đã phát vay số tiền là 44,767 tỷ đồng, và thu hút 19.047 lao động tham gia trong các dự án, trong đó có nhiều lao động thuộc diện nghèo, nhờ đó nâng cao thu nhập của hộ nghèo, giúp họ ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nguồn vốn của các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tài trợ thơng qua ngành Lao động- Thương binh và Xã hội, trực tiếp quản lý là Hội Phụ nữ. Đến nay có tổng số vốn là 23,936 tỷ đồng, phát vay xoay vòng cho 26.181 lượt hộ nghèo vay vốn. Nguồn vốn này hoạt động khá hiệu quả, đã tạo điều kiện cho hộ nghèo nâng cao thu nhập và từng bước vươn lên thốt nghèo, đã có 1.196 hộ thốt nghèo nhờ sự hỗ trợ của nguồn vốn này.

Ngồi ra cịn có nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể như “Quỹ hỗ trợ nhân dân”, "Nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm”, "Vốn ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, và "Vốn giúp nhau làm kinh tế khơng tính lãi”…với tổng nguồn vốn 16,632 tỷ đồng, phát vay và giúp nhau khơng tính lãi cho 74.265 lượt hộ gia đình đồn viên, hội viên nghèo.

Thực hiện chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, biên giới, vùng sâu, vùng xa theo chương trình 135 đã đạt được kết quả như sau:

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: từ khi triển khai thực hiện đến nay bằng nguồn vốn của chương trình đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã thuộc chương trình 135 với tổng số vốn được duyệt cấp là 70,5 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn Trung ương đầu tư là 9,3 tỷ đồng để xây dựng 47 cơng trình ở 03 xã biên giới, các xã cịn lại tỉnh tự cân đối đầu tư bằng nguồn ngân sách địa phương là 61,2 tỷ đồng. Kết quả cho đến nay đã đầu tư được 369 cơng trình. Trong thời gian qua đã có 14/39 xã được đề nghị đưa ra khỏi chương trình 135. Đây là kết quả nỗ lực phấn đấu của tồn Đảng bộ và nhân dân các xã nói trên và sự đầu tư có hiệu quả của Nhà nước giúp các xã nghèo thoát nghèo.

- Dự án xây dựng trung tâm cụm xã: Từ năm 2001 đến nay đã có 05 trung tâm cụm xã được cấp vốn đầu tư với tổng số vốn là 11,4 tỷ đồng; trong đó Trung ương cấp 6 tỷ, còn lại vốn của tỉnh. Đã xây dựng được 17 cơng trình. Các chương trình trên đã từng bước nâng lên về cơ sở hạ tầng cho các xã, thị trấn vùng nơng thơn, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển nơng thơn về nhiều mặt, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, từng bước giảm được hộ nghèo tại các vùng này, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn.

- Về thực hiện dự án kinh tế mới: Từ năm 2001 đến nay ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Di dân phát triển kinh tế mới xây dựng và thực hiện 04 dự án để bố trí những hộ nghèo đến định cư trong dự án với tổng số vốn đầu tư theo dự án được duyệt là 87,678 tỷ đồng. Kết quả thực hiện 03 dự án: giao đất là 12.093 ha, bố trí dân cư 4.447 hộ nhưng đến cuối năm 2007 mới thực hiện giao đất được 7.241 ha cho 2.656 hộ; đạt 60% kế hoạch; hỗ trợ kinh phí di dân cho 03 dự án là 5.872 triệu đồng; đầu tư cơ sở hạ tầng gồm đào kênh thuỷ lợi, làm đường, làm cầu cống, trường học, đắp nền nhà với kinh phí là 31,13 tỷ đồng.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế - giáo dục: Thực hiện quyết định số 139/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho

người nghèo, hàng năm đã cấp cho hơn 100.000 thẻ BHYT cho người nghèo, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho hàng chục ngàn lượt người nghèo. Bên cạnh đó, hàng năm học sinh nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp, được cấp tập, viết, sách giáo khoa đối với học sinh là người dân tộc, học sinh của những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn: Thực hiện quyết định số 134/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình. Từ năm 2004 đến nay đã cất được 4.472 căn nhà cho đồng bào dân tộc nghèo khó khăn về nhà ở, bình qn mỗi căn nhà trị giá 7 triệu đồng và cấp 500 bồn lọc nước trị giá 500 ngàn đồng/bồn; với tổng kinh phí là 28,87 tỷ đồng, trong đó: Trung ương cấp 22,5 tỷ đồng và địa phương là 6,37 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, bằng nguồn vốn Trung ương cấp 800 triệu đồng đã mua 84 con bò, 10 con trâu, 39 con trăn, 396 con heo, 63 kg lúa giống với số tiền 658 triệu. Đã hỗ trợ cho 413 hộ đồng bào dân tộc nghèo.

- Kết quả giải quyết lao động việc làm cho người nghèo: Những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, hàng năm tỉnh đã giải quyết việc làm từ 23.000 – 24.000 lao động có việc làm ổn định. Thực hiện kế hoạch số 09 của UBND tỉnh, tập trung đào tạo nghề đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Ngân sách tỉnh đã dành một khoản vốn cho vay với lãi xuất ưu đãi, nhằm tạo điều kiện cho người lao động được tham gia đi làm việc ngoài tỉnh, tăng thu nhập, nâng cao tay nghề. Tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 117.500 lao động, trong đó đưa một số lao động đi làm việc ở nước ngoài và ngoài tỉnh, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xố đói, giảm nghèo ở địa phương. Tổ chức 03 lần hội chợ việc làm đã tạo điều kiện giúp người lao động nắm bắt thông tin về thị trường lao động, ngành nghề đào tạo phù hợp với khả năng, nguyện vọng của lực lượng lao động, thu hút 33.683 lượt lao động tham dự. Thông qua hội chợ việc làm đã có 2.928 lao động tìm được việc làm và có thu nhập ổn định.

- Kết quả công tác dạy nghề cho người nghèo: Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn là biện pháp hiệu quả nhất để giúp họ thoát nghèo một cách vững chắc. Từ năm

2001 đến nay hoạt động của tỉnh đã hướng dẫn người nghèo cách làm ăn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, từ đào tạo nghề ngắn hạn đến chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư và xây dựng các mơ hình, các điểm trình diễn kỹ thuật… Trong 05 năm qua các trường, các trung tâm, các cơ sở dậy nghề trong tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn cho 33.449 người, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau; tổng kinh phí cho cơng tác đào tạo nghề trong 05 năm là 9,672 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương là 8,55 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 1,122 tỷ đồng. Song song đó, các ngành liên quan đã tổ chức cho hàng chục ngàn lượt người tham gia trong các lớp tập huấn ngắn hạn, hội thảo đầu bờ, điểm trình diễn. Thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thực hiện nhiều chuyên mục nông nghiệp, nông thôn, thuỷ sản… Những năm qua tỉnh đã ưu tiên tập trung đào tạo nghề tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc bằng nhiều hình thức lưu động. Nhờ đó đã từng bước giúp người nghèo có cơ hội tìm được việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xố đói, giảm nghèo.

- Nhiều địa phương, bằng cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh của mình, nên đã thực hiện có hiệu quả cơng tác XĐGN. Điển hình như Thành phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc, Châu Thành, Kiên Hải, Tân Hiệp. Nhiều xã đã có tỷ lệ thốt nghèo cao và tạo được nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động như: Bình An - Châu Thành; Dương Tơ - Phú Quốc; Phi Thông - Rạch Giá; Thạnh Trị - Tân Hiệp…

- Chương trình XĐGN đã hình thành một số mơ hình hiệu quả, tạo chuyển biến rất tốt tới cơng tác XĐGN như mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nghèo thông qua hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật, thu mua và chế biến sản phẩm. Điển hình là mơ hình phát triển đánh bắt và thu mua hải sản của doanh nghiệp Kiên Hùng; mơ hình trồng mía cơng nghiệp của huyện Giồng Riềng và huyện Gò Quao,…

* Những thành tựu đạt được trong XĐGN những năm qua của tỉnh Kiên Giang có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, nâng cao mức sống nhân dân. Có được những thành tựu nêu trên là do những nguyên nhân sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao (đạt 11% năm). Tình hình xã hội trên địa bàn tỉnh khá ổn định. Đó là những tiền đề giúp cho việc XĐGN nhanh và tồn diện.

- Chương trình XĐGN đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Người nghèo bước

đầu có nhận thức đúng và tự vươn lên, biết tận dụng các cơ hội và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

- Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp về XĐGN bước đầu hình thành và đi vào cuộc sống đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho XĐGN như: vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ y tế, giáo dục, cải thiện nhà ở, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, trợ giúp pháp lý cho người nghèo…

- Nguồn lực cho công tác XĐGN và tạo việc làm được tăng cường. Công tác đa dạng hoá việc huy động nguồn lực đầu tư cho XĐGN ngày càng được mở rộng về kỹ thuật, về tài chính, về đào tạo,…

- Cán bộ làm công tác XĐGN đã được nâng lên về mặt số lượng và nâng cao về năng lực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 61 - 66)