KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 93 - 95)

Nghèo đói đã và đang được nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về bản chất và tác động

của nó đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở phạm vi một tỉnh, một quốc gia mà cả thế giới. Cuộc chiến chống đói nghèo đang được cả nhân loại quan tâm. Ở Việt Nam, xố đói, giảm nghèo giờ đây thực sự đã trở thành một chiến lược lớn của quốc gia và đã được tổ chức thực hiện một cách bài bản theo Chương trình mục tiêu quốc gia, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN. Thực tiễn hơn 15 năm thực hiện XĐGN trên địa bàn Kiên Giang đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng, góp phần tích cực thực hiện thành cơng các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự an ninh chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Qua thực tiễn tổ chức hoạt động XĐGN trong thời gian qua cũng đã rút ra cho Kiên Giang những bài học kinh nghiệm cần thiết để triển khai thực hiện nhiệm vụ XĐGN trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Song XĐGN là vấn đề phức tạp và phải có chiến lược thực hiện lâu dài. Với mong muốn góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về chủ đề xố đói, giảm nghèo ở Kiên Giang. Trên cơ sở lý luận được đề cập ở chương 1, chương 2 đã phân tích thực trạng nghèo đói, hoạt động XĐGN và những vấn đề đặt ra cho công tác XĐGN ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. Chương 3 nêu mục tiêu chung của quốc gia về xố đói, giảm nghèo trên địa bàn Kiên Giang và kiến nghị hệ thống giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm tiếp tục XĐGN phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế ở tỉnh Kiên Giang ở từng vùng, khu vực và nhóm đối tượng khác nhau.

Để thực hiện tốt hệ thống giải pháp đã nêu,tác giả luận văn kiến nghị:

- Tỉnh nên quan tâm làm giảm nhẹ mức độ nghèo của tỉnh Kiên Giang so với khu vực đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng và so với cả nước nói chung. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì mức chênh lệch giàu nghèo sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới. Cho nên, cần quan tâm thực thi chính sách khuyến khích người giàu làm giàu chính đáng

hơn nữa, đồng thời khuyến khích họ hỗ trợ người nghèo về phương tiện làm ăn, đi đôi với hỗ trợ của UBND và các tổ chức đoàn thể để người nghèo tăng thu nhập, tự thoát nghèo.

- Trong các chính sách đầu tư phát triển, ngồi việc đẩy mạnh phát triển nơng thơn, thì cần phải tính đến việc tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa hai khu vực nông thôn và thành thị nhằm huy động và phát huy mọi nguồn lực hỗ trợ công cuộc XĐGN.

- Hiện có khơng ít hộ nghèo do thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu việc làm, thiếu kinh nghiệm, do ốm đau, tai nạn, thiên tai, dịch bệnh... tức là do những yếu tố khách quan, các hộ này phần lớn tập trung ở nông thơn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đơng đồng bào người dân tộc, đa số các hộ này là đơng con, trình độ văn hóa thấp (có gần 35,6% chủ hộ gia đình chưa học hết tiểu học hoặc chưa bao giờ đến trường) và khơng có tư liệu sản xuất. Cho nên bên cạnh việc miễn giảm các khoản đóng góp, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn trong đào tạo nghề, hướng dẫn, tư vấn cách làm ăn, hỗ trợ vốn cho phù hợp với từng đối tượng. Còn đối với các hộ nghèo do nguyên nhân chủ quan, như lười lao động, chi tiêu lãng phí, đua địi, do sinh đẻ không kế hoạch… ỷ lại vào sự trợ giúp trực tiếp của Nhà nước, của xã hội..., thậm chí cịn sa vào các tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, rượu chè... thì cần phải xử lý kiên quyết và cứng rắn, nhất là về hành chính, khơng nên áp dụng các các chính sách ưu đãi một cách đại trà.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 93 - 95)