Giải pháp về tạo vốn và tín dụng ưu đãi đối với người nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 83 - 85)

Trước hết, tỉnh nên coi việc cung cấp vốn để trợ cấp cho người nghèo sản xuất kinh

doanh là một trong những nội dung quan trọng của chương trình XĐGN. Bởi, theo số liệu điều tra của Cục Thống kê Kiên Giang, năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 12.423 hộ thiếu vốn sản xuất, chiếm tỷ lệ 26,55% trong tổng số hộ nghèo. Hơn nữa, tỉnh cần mở rộng và đa dạng hố hình thức huy động các nguồn vốn tín dụng cho người nghèo như khuyến khích các quỹ hỗ trợ nhau, kêu gọi các nguồn tài trợ, tổ chức các hình thức bảo lãnh…. Ngồi ra, cần gắn kết hoạt động cấp vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách – xã hội với các kênh tín dụng và các nguồn quĩ khác như Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ xố đói, giảm nghèo của tỉnh và của các tổ chức đồn thể, tổ chức phi chính phủ, để đảm bảo cơ bản số hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn làm ăn được trợ vốn, vay vốn tín dụng ưu

đãi. Chú trọng cấp tín dụng cho phụ nữ, đồng bào dân tộc và hộ có người tàn tật. Đồng thời phải giám sát được đối tượng vay vốn, thiết lập cơ chế để người vay tham gia tiết kiệm vốn làm ăn có hiệu quả. Về lãi suất cho vay diện hộ nghèo nên thấp hơn mức lãi suất của thị trường.

Thứ hai, tỉnh cũng nên thực hiện đa dạng hoá các phương thức hỗ trợ, cho vay vốn

gắn với các giải pháp khác như khuyến nông, lâm, ngư; gắn kết tín dụng với các hoạt động nâng cao năng lực, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nghèo; trợ vốn cho hộ nghèo có nhu cầu về vốn để chủ động làm ăn sinh sống đi đôi với việc tổ chức hướng dẫn cách làm ăn sinh lợi thông qua hướng dẫn người nghèo ni con gì, trồng cây gì... Tạo điều kiện về vốn cho những cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp, các chủ trang trại làm ăn có hiệu quả trên địa bàn huyện, thị có đơng đồng bào nghèo để họ mở rộng quy mô sử dụng lao động và hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo.

Thứ ba, tỉnh nên đẩy mạnh các biện pháp tạo nguồn vốn và khả năng đầu tư vốn

phục vụ cho chương trình XĐGN theo hướng sau: hàng năm dành một tỷ lệ ngân sách nhất định để đầu tư cho chương trình XĐGN của tỉnh; tổ chức vận động phong trào toàn xã hội ủng hộ Quỹ XĐGN các cấp bằng các biện pháp như: tổ chức vận động hộ nhân dân và doanh nghiệp (trong nước, liên doanh và nước ngồi) trên địa bàn tỉnh đóng góp ủng hộ Quỹ vì người nghèo. Mở rộng quy mô vốn tín dụng của ngân hàng chính sách – xã hội phục vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi, đi làm việc ngồi tỉnh. Song song đó, tỉnh nên tiếp tục khuyến khích hộ nghèo kết hợp sử dụng nguồn vốn tự có, tự vận động của các tổ chức đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Liên đồn Lao động, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh…) với vốn vay để kinh doanh hiệu quả hơn.

Ngồi các nguồn quỹ nói trên phục vụ cho chương trình XĐGN trên địa bàn tỉnh, Kiên Giang cần huy động nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác của tỉnh cũng như cần lồng ghép mục tiêu XĐGN trong các chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ… Chương trình XĐGN của tỉnh cần kết hợp tốt việc lồng ghép, phối hợp các nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với vốn XĐGN. Các nguồn vốn này phải được xác định cụ thể, có sự kiểm tra, chỉ đạo và phối hợp thực hiện chặt chẽ theo hợp đồng trách nhiệm và phải được thống nhất ký kết giữa các ngành chức năng hoặc tổ chức đơn vị là chủ quản đầu tư

trực tiếp các chương trình, dự án này với Ban chỉ đạo chương trình XĐGN nhằm đảm bảo cho nguồn vốn sử dụng đúng mục tiêu, đúng đối tượng và khơng mâu thuẫn với chương trình, dự án chung đó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 83 - 85)