Qui hoạch phát triển kinh tế và phân bố lực lượng sản xuất theo hướng tạo môi trường và cơ hội để người nghèo cải thiện thu nhập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 80 - 82)

trường và cơ hội để người nghèo cải thiện thu nhập

Tại vùng Tứ giác Long Xuyên và ven biển Hòn Đất - Kiên Lương - Hà Tiên tỉnh nên tập trung ổn định dân cư, khai thác 100% quĩ đất cịn hoang hố; nâng cao năng suất, hiệu suất sử dụng đất, chuyển từ trồng rừng tràm qua sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thuỷ sản. Tỉnh nên chú trọng đầu tư đồng bộ vùng chuyên canh thuỷ sản và nuôi thuỷ sản cụm biển đảo ven bờ.

Cần đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển đảo, cảnh quan và văn hoá lịch sử cụm Hà Tiên – Kiên Lương – Hòn Đất, nối kết với du lịch Phú Quốc - An Giang - Rạch Giá; hồn thành các tuyến, điểm du lịch chính: Mũi Nai, Chùa Hang, khu di tích Hịn Đất (mộ chị Sứ). Khi những cơng trình này hồn thành, dân nghèo có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ phát triển ngành du lịch.

Phát huy cụm công nghiệp vật liệu xây dựng, xây dựng nhà máy chế biến và khu công nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động trong vùng, tuy nhiên cần chú trọng chống ơ nhiễm khí thải, bảo vệ mơi trường cảnh quan, sinh thái biển đảo, di tích văn hố - lịch sử. Đầu tư phát triển kinh tế cửa khẩu, nâng cấp cửa khẩu Xà Xía thành cửa khẩu quốc tế, xây dựng khu bảo thuế, hoàn thành xây dựng trung tâm thương mại Hà Tiên…để phát triển thương mại mậu biên, bán buôn và mua sắm phục vụ du lịch tạo cơ hội tham gia cho hộ dân cư địa phương.

Hoàn thành kết cấu hạ tầng, trước hết là đường Hà Giang nối Kiên Giang - An Giang, cơng trình cấp nước, hệ thống thuỷ lợi đa mục tiêu, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn gắn chặt với an ninh quốc phòng, an ninh biên giới biển đảo và đất liền, làm tốt công tác đối ngoại với Campuchia…chuẩn bị tốt mọi điều kiện đưa thị xã Hà Tiên trở thành thành phố văn hoá – du lịch từ những năm 2010 trở đi… Khi tiến hành quy hoạch những hoạt động này phải chú ý đến nhu cầu của người nghèo, nhất là nhu cầu sinh nhai của họ.

Trên địa bàn thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận, tỉnh nên tập trung đầu tư hoàn thành hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, mở rộng khu công nghiệp và cảng cá, đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa, hậu cần nghề cá, đầu tư công nghiệp chế biến thuỷ hải sản gắn với khu công nghiệp… nhằm tạo dư địa cho người nghèo tham gia và hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động kinh tế.

Ngoài ra, tỉnh nên đẩy mạnh phát triển thương mại và các dịch vụ cao cấp như: tài chính, ngân hàng, bưu chính- viễn thơng, khám chữa bệnh; bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực; phát triển các thị trường: vốn, lao động, khoa học – công nghệ, bất động sản; xây dựng siêu thị, chợ đầu mối, tăng chỗ lưu trú và ẩm thực du lịch… Những hoạt động này sẽ tạo thêm những cơ hội mới cho người nghèo.

Vùng Tây sông Hậu, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thơn một cách tồn diện để trở thành vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, ổn định; tăng cường dạy nghề phục vụ u cầu phát triển nơng nghiệp tồn diện. Tập trung chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nơng nghiệp, hình thành vùng lúa chất lượng cao, đẩy mạnh chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường, điện, thuỷ lợi; hoàn thành hạ tầng khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp và nghề truyền thống, chợ đầu mối nông sản, phát triển trung tâm thương mại, hệ thống chợ nông thôn, gắn kết hoạt động kinh tế với Hậu Giang và Cần Thơ. Gắn sản xuất với chế biến, thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ về nông thôn, thúc đẩy liên kết 3 nhà. Phát triển một phần nông nghiệp đô thị ở Tân Hiệp. Khi thực thi những giải pháp này, ln phải lồng ghép trong đó mục tiêu XĐGN cho bộ phận dân cư liên quan, nhất là trong hỗ trợ nông dân nghèo tiếp nhận kỹ thuật mới, hỗ trợ nông dân mất đất.

Tại vùng bán đảo Cà Mau, tỉnh nên tiếp tục đầu tư thuỷ lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, trong đó chú trọng vùng ven biển. Trước mắt tập trung áp dụng các mơ hình sản xuất ln canh 1 vụ tơm, 1 vụ lúa, xen canh đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên từng tiểu vùng. Nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi đại gia súc, phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông thuỷ sản. Chú ý thu hút người nghèo tham gia các chương trình phát triển vùng với tư cách vừa là người thụ hưởng vừa là người tham gia vào các hoạt động.

Tiếp tục đầu tư hình thành trung tâm kinh tế, văn hoá Kinh làng Thứ Bảy; hoàn thành và phát huy tác dụng du lịch sinh thái và du lịch nghiên cứu khoa học (du khảo) U Minh Thượng, gắn với bảo vệ mơi trường; phịng chống cháy rừng quốc gia… nhằm bảo tồn môi trường sản xuất và kinh doanh cho người dân ở đây, hỗ trợ họ nâng cao thu nhập từ khai thác thế mạnh của vùng.

Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như: cảng cá, đường quốc lộ liên tỉnh, giao thông nông thôn, các trung tâm thương mại huyện, trung tâm dạy nghề trong đó chú trọng dạy nghề nông nghiệp và xuất khẩu lao động cho người nghèo, khuyến khích lao động nghèo tham gia các thị trường lao động tại khu công nghiệp. Phấn đấu đưa các huyện trong vùng thoát nghèo, vươn lên ngang bằng mức phát triển chung của tỉnh năm 2010.

Đối với vùng biển đảo Kiên Hải – Phú Quốc, tỉnh nên tập trung huy động nguồn lực để có thể phát triển mạnh kinh tế biển đảo theo hướng tổng hợp, trong đó trọng tâm là du lịch với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo đặc thù như du lịch sinh thái chất lượng cao, du khảo, du lịch văn hoá - kết hợp hội nghị, nghiên cứu khoa học… nhằm khai thác lợi thế vùng biển, lôi cuốn các hộ dân nghèo lâu năm ở đây vào vòng quay kinh tế thị trường. Tỉnh cũng nên đầu tư sớm cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như giao thông nối kết đất liền và các trung tâm đô thị lớn, giao thông nội đảo, điện, nước …để làm tiền đề thu hút đầu tư cơ sở nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… cho các đảo, nhất là đảo Phú Quốc để tạo cơ sở hạ tầng cho dân cư làm du lịch, từ đó có thể đổi đời. Ngồi ra, tỉnh nên sớm đầu tư trước một bước về nguồn nhân lực, chú trọng hỗ trợ đào tạo con em các hộ nghèo, đi đơi với hồn thành cơ chế quản lý đầu tư hợp lý, thu hút đầu tư mạnh ở Phú Quốc, thơng qua đó cải thiện đời sống cư dân trên đảo.

Phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, mở rộng đánh bắt xa bờ, gắn với công nghiệp chế biến, kết hợp với phát triển du lịch, phát triển các dịch vụ cao cấp phục vụ du lịch, dịch vụ quốc tế… nhằm làm cho cư dân ở đảo tạo được nhiều giá trị gia tăng ở đảo hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang pptx (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)