học của phòng giáo dục và đào tạo
1.7.1. Xác lập nhận thức và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học
Đây là một cơng việc khơng thể thiếu trong quy trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Để khảo sát nhu cầu một
cách hiệu quả, nên sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats), trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học. Trên cơ sở đó, các cấp QLGD sẽ tìm hiểu và nắm bắt được bức tranh toàn diện về số lượng, chất lượng nguồn lực, thực trạng, nhu cầu,…của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong q trình cơng tác. Đó sẽ là căn cứ vững chắc, thuyết phục cho việc xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng sát thực tế và khả thi cao.
1.7.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trường tiểu học
Công tác xây dựng (lập kế hoạch) bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là quá trình thiết kế bước đi cho hoạt động tương lai nhằm đạt được mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực đã có và sẽ khai thác. Lập kế hoạch cho phép các chủ thể quản lý chủ động ứng phó và thích nghi với sự thay đổi, tìm ra và lựa chọn được phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả cho hoạt động của toàn bộ tổ chức.
Cơ sở để lập kế hoạch: Muốn làm tốt cơng tác kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học của phòng GD&ĐT, việc đầu tiên cán bộ quản lý giáo dục cấp phịng phải nắm chắc tình hình đội ngũ Hiệu trưởng trên địa bàn huyện, các điều kiện bên trong và bên ngoài. Từ đó tùy thuộc vào tình hình thực tế và điều kiện của địa phương, các nhà QLGD phải xác định chính xác những gì cần phải hồn thành và sẽ hoàn thành như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra. Khi xây dựng kế hoạch yêu cầu phải trả lời được các câu hỏi như sau:
- Kế hoạch đó có phù hợp với nhu cầu của đội ngũ Hiệu trưởng, có ứng phó được với mọi sự thay đổi hay khơng?
- Kế hoạch đó có tập trung vào các mục tiêu đã xác định hay khơng?
- Kế hoạch đó có lựa chọn được những phương án tối ưu, tiết kiệm được các nguồn lực và tạo hiệu quả cho toàn bộ tổ chức hay khơng?
- Kế hoạch đó có thể áp dụng cho cơng tác kiểm tra hay không?
1.7.3. Tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học
Đây là quy trình thiết kế, tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung. Về bản chất chính là thực hiện sự phân công lao động hợp lý, để phát huy cao nhất khả năng nguồn nhân lực nhằm đạt được mục tiêu, gồm các bước sau:
- Xác định những cơng việc cần phải hồn thành để đạt được mục tiêu.
- Phân chia tồn bộ cơng việc thành các nhiệm vụ để các thành viên hoặc bộ phận trong tổ chức thực hiện được thuận lợi và hợp lôgic.
- Phân chia bộ phận, kết hợp các nhiệm vụ một cách lôgic và hiệu quả.
- Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận, tạo điều kiện đạt mục tiêu được dễ dàng.
- Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh khi cần thiết. Xác lập cơ chế cho sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận cũng như trong phối hợp quyền hạn.
- Để phân công lao động hiệu quả, nhà quản lý cần phải thực hiện được các yêu cầu: Xuất phát từ yêu cầu của công việc để sắp xếp, bố trí nhân sự; tập hợp các cơng việc tương tự vào cùng một nhóm; quy định rõ ràng, chính xác nhiệm vụ của mỗi bộ phận, cung cấp các điều kiện vật chất, kỹ thuật để thực thi công việc; trao quyền tương xứng cho các chủ thể phụ trách bộ phận.
1.7.4. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trường tiểu học
Chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là quá trình điều hành, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến công tác bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học nhằm phát huy hết tiềm năng hướng đến việc đạt được mục tiêu đã đề ra trên cơ sở nguồn lực đã được bố trí, sắp xếp.
Trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng đã có, bộ máy nhân sự và các nguồn lực tham gia công tác bồi dưỡng đã sẵn sàng thì vai trị, trách nhiệm của nhà quản lý càng được thể hiện rõ nét. Cơng tác chỉ đạo có hai phương diện cơ bản là duy trì kỷ cương, kỷ luật và động viên, khích lệ nhân viên. Trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học cần đảm bảo các yêu cầu:
QLGD, đảm bảo tính mới, tính hiện đại khoa học, thúc đẩy năng lực tư duy, tạo động lực thay đổi, phù hợp với những nguyên lý và chính sách hiện hành, thể hiện sự tích hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.
- Phương pháp bồi dưỡng được đổi mới phù hợp với nhu cầu của đối tượng bồi dưỡng (người lớn). Kết hợp hợp lý giữa các phương pháp bồi dưỡng theo quy định và điều kiện thực tiễn thông qua sự định hướng của giảng viên, kết quả làm việc của nhóm, thơng qua giải quyết vấn đề, qua các tình huống và kinh nghiệm từ các vấn đề thực tiễn của QLGD.
- Thời gian, thời điểm bồi dưỡng thực hiện đảm bảo quy định, thu hút được nhiều thành phần tham gia và không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục khác tại địa phương.
- Thành phần tham gia bồi dưỡng có thể mở rộng tới cả đối tượng Phó Hiệu trưởng, cán bộ trong diện quy hoạch (tùy thực tế của mỗi địa phương).
- Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng qua sự thay đổi về nhận thức, hành động của các đối tượng trong và sau khi được bồi dưỡng với quan điểm khách quan, cơng bằng, chính xác có tác dụng tạo động lực.
1.7.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là quá trình xem xét và kiểm nghiệm sự phù hợp của các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng với các quyết định quản lý đã lựa chọn (kế hoạch, định mức, chỉ tiêu, quy trình, quy tắc,…) nhằm xác định kết quả tác động, những sai lệch so với yêu cầu hoặc nguyên tắc tổ chức, qua đó thực hiện bổ sung, cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu khác của quá trình bồi dưỡng.
Công tác kiểm tra được thực hiện đồng thời trước, trong và sau khi tiến hành hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng:
- Kiểm tra trước khi thực hiện hoạt động bồi dưỡng nhằm phát hiện những khả năng tiềm tàng, phòng ngừa những sai lầm có thể xảy ra về một hay một số nội dung hoặc tồn bộ chương trình hành động (mục tiêu, phương án, các nguồn lực…). - Kiểm tra trong khi thực hiện hoạt động bồi dưỡng nhằm mục đích giám sát,
đã được giao nhiệm vụ đảm bảo hoàn thành yêu cầu đã đề ra.
- Kiểm tra sau thực hiện hoạt động bồi dưỡng nhằm phát hiện những nhân tố mới, khẳng định độ tin cậy và giá trị thực của công tác bồi dưỡng, rút ra bài học kinh nghiệm cho lần triển khai tiếp theo.
1.7.6. Thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng (Sau khi có những phản hồi
về kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng)
Đối với cấp QLGD, từ kết quả của quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng đã giúp cung cấp những thông tin "phản hồi" giúp người dạy điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng. Đối với cán bộ quản lí giáo dục, nhận được những thông tin về hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khắc phục những hạn chế, đẩy lùi nguy cơ, phát huy điểm mạnh, tận dụng thời cơ, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng.