Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 81 - 87)

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

2.6.5. Nguyên nhân của thực trạng

2.6.5.1. Nguyên nhân thành công

* Thuộc về chủ thể quản lý (Phòng GD&ĐT)

Phòng GD&ĐT huyện Vụ Bản thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đường lối đổi mới GD&ĐT của Đảng và nhà nước, sự quan tâm tạo mọi điều kiện để phát triển giáo dục của các cấp chính quyền cùng với quyết tâm thực hiện mục tiêu chung của ngành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện.

Cơng tác tham mưu của Phịng GD&ĐT với Huyện ủy, UBND huyện, với sở GD&ĐT tỉnh Nam Định có hiệu quả, đó là sự thay đổi về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vị trí, vai trị của GD&ĐT. Phịng GD&ĐT kịp thời, chủ động thu thập, xử lý những thông tin liên quan, triển khai thực hiện nhiệm vụ, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học.

Lãnh đạo Phịng GD&ĐT ln bám sát những chỉ đạo của cơ quan cấp trên, không ngừng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ hợp lý; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các nhà

trường; chủ động khắc phục khó khăn; hỗ trợ kêu gọi nguồn lực đầu tư,…điều đó đã tạo được niềm tin, sự hưởng ứng, quyết tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên viên khi thực hiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học.

Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên tham mưu, phụ trách công tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học có năng lực chun mơn tốt, tư duy khoa học, ý thức trách nhiệm, nhiệt tình, tận tâm trong thực thi nhiệm vụ.

* Thuộc về đối tượng quản lý (đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học)

Đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Vụ Bản đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu tương đối đồng bộ, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng tác. 100% đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo cơ bản; đều đã qua các lớp bồi dưỡng quản lý trường học, hầu hết có kinh nghiệm quản lý thực tiễn, giải quyết và xử lý hợp lý các tình huống; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chính trị của nhà trường đi đơi với việc động viên khuyến khích mọi cá nhân và tập thể hồn thành nhiệm vụ được giao, có tinh thần hiếu học, có khả năng tiếp thu và sẵn sàng tiếp nhận những vấn đề mới.

Nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và tạo động lực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Hầu hết Hiệu trưởng các trường tiểu học đều nhận thấy nhu cầu bồi dưỡng là cần thiết, nếu không được bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng thì khơng thể thực hiện tốt cơng tác quản lý tại nhà trường. Bản thân người Hiệu trưởng cũng như cán bộ, GV, NV nhà trường đều nhìn nhận vai trị “Thủ trưởng-Thủ lĩnh” của mình với một kỳ vọng rất lớn thúc đẩy nhu cầu được bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng.

* Thuộc về điều kiện, mơi trường quản lý

Những chính sách của Đảng và Nhà nước đã có tác động rất lớn đến động lực phấn đấu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Nghị quyết 29 của Trung ương khẳng định: “…cần có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và

cán bộ quản lý giáo dục; việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác”.

Môi trường KHCN: Triển khai CNTT, tăng cường ứng dụng các phần mềm khoa học vào giảng dạy và quản lý tại nhà trường giúp hiệu trưởng tăng tính chủ động, phân bổ thời gian hợp lý giải quyết các công việc cũng như tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Vụ Bản hiện nay và trong tương lai là địa phương có tiềm năng phát triển của tỉnh Nam Định, nhân dân với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, đã và đang dành sự quan tâm và đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo, trong đó có hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

100% CBQLGD, GV, NV các trường tiểu học đều nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tạo điều kiện tối đa trong điều kiện cụ thể của địa phương như nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện…là động lực để tổ chức, thực hiện các hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

2.6.5.2. Nguyên nhân hạn chế

* Thuộc về chủ thể quản lý

Sự phát triển nhanh, mạnh như vũ bão của KHCN, CNTT, xu thế hội nhập toàn cầu vừa tạo động lực, đồng thời đặt ra nhiều thách thức, một số kiến thức, kỹ năng quản lý trở nên lạc hậu, lỗi thời đòi hỏi người lãnh đạo, chuyên viên phải được bồi dưỡng và bắt buộc phải tự bồi dưỡng để bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Thực tế đây cũng là một vấn đề hết sức lớn tác động không nhỏ đến cả ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học. Các nội dung bồi dưỡng đã được quan tâm nhưng vẫn chưa tồn diện, hình thức, phương thức bồi dưỡng chưa đa dạng, chưa thực sự đổi mới.

Chất lượng công tác lập kế hoạch, tổ chức bộ máy và chỉ đạo thực hiện chưa thật tồn diện, thiếu sự định hướng về tính mới, tính khó, tính chiến lược. Việc xác định nội dung, dự kiến các điều kiện hỗ trợ, phân công công tác, thiết lập cơ chế hoạt động cịn phụ thuộc q nhiều vào kinh phí hoạt động, trong khi kinh phí dành cho cơng tác bồi dưỡng rất hạn hẹp.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chưa thật sự hiệu quả, thiếu chặt chẽ, chưa tạo động lực thúc đẩy Hiệu trưởng trường tiểu học chủ động tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực bản thân.

* Thuộc về đối tượng quản lý

Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường khiến cho một bộ phận Hiệu trưởng trường tiểu học có tư tưởng thiên về nâng cao tư duy kinh tế hơn tư duy giáo dục, đôi khi lơ là việc bồi dưỡng và rèn luyện bản thân.

Một bộ phận Hiệu trưởng trường tiểu học chưa tích cực chủ động trong các hoạt động bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực bản thân.

Sự phát triển nhanh, mạnh như vũ bão của khoa học công nghệ, CNTT khiến một số Hiệu trưởng trường tiểu học thiếu “bộ lọc” thông tin, thiên về những thông tin không lành mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức; nhiều kiến thức quản lý mới, hiện đại đòi hỏi phải được cập nhật để đáp ứng công tác quản lý cũng khiến cho nhiều Hiệu trưởng thấy khó khăn.

Một số Hiệu trưởng có tư tưởng an bài hoặc có thái độ tự mãn, khơng phát huy ý thức, trách nhiệm trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Khi tham gia bồi dưỡng, một số vị chỉ muốn ngồi nghe giảng viên trình bày chứ khơng thích kiểm tra và rất ngại kiểm tra, thậm chí sợ kiểm tra đánh giá. Quản lý chủ yếu dựa vào vốn sống và kinh nghiệm cá nhân, thiếu tính thử thách, đột phá và tính mới,…

* Thuộc về điều kiện, môi trường

Thời điểm tổ chức các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học về những vấn đề mới còn phụ thuộc nhiều vào giảng viên và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học chưa đồng bộ, thiếu hiện đại, thậm chí xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu. Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá về hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng cịn hiện tượng nể nang, hình thức và cảm tính.

Mọi hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa giáo dục nhưng trước yêu cầu thắt chặt thu chi ngân sách nên mọi vấn đề liên quan đến kinh phí để tổ chức hoạt động bồi dưỡng đều bị xem xét rất chặt chẽ và phê duyệt hạn chế.

Kết luận chương 2

Chương 2 của đề tài, tác giả đã khảo sát thực trạng bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Vụ Bản như sau:

* Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng

- Khảo sát việc nhận thức, xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng năng lực cho Hiệu trưởng các trường tiểu học;

- Nội dung, chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học;

- Hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng năng lực cho Hiệu trưởng trường tiểu học;

- Các lực lượng tham gia bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học. * Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng

- Xác lập nhận thức và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học;

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học;

- Tổ chức bộ máy và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học;

- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học; - Xác định hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học;

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học;

- Thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học

Kết quả điều tra, phân tích, nghiên cứu cho thấy, Phòng GD&ĐT đã tổ chức hoạt động bồi dưỡng và sử dụng một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, nhìn chung, đã đạt được kết quả nhất định trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học. Tuy nhiên, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả

của biện pháp còn ở mức thấp hơn so với mức độ nhận thức cũng như nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Việc sử dụng các biện pháp quản lý chưa được đồng bộ nên chưa phát huy tác dụng tối đa hiệu quả của các biện pháp.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học là khá tốt, song bên cạnh đó, cịn nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa tốt, là nguyên nhân khiến cho hoạt động bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả cao. Từ kết quả điều tra, phân tích thực trạng làm cơ sở thực tiễn gợi mở cho những đề xuất hoàn thiện biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của Phòng GD&ĐT huyện Vụ Bản tại chương 3 của đề tài.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)