Tạo động lực cho Hiệu trưởng tham gia bồi dưỡng và thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 108 - 111)

điều chỉnh cần thiết sau bồi dưỡng

* Mục tiêu của biện pháp:

Đây là biện pháp ít mang tính “chế tài”, được thực hiện đồng bộ với các biện pháp khác sẽ tạo ra hiệu quả cao cho cơng tác BD. Nhìn từ góc độ lý thuyết cơng bằng của Adam về động cơ thì mỗi cá nhân đều muốn được cấp trên, đồng nghiệp nhìn nhận, đánh giá đúng với những cố gắng trong lao động và học tập. “Nhu cầu được thừa nhận”, “được tôn trọng” và “Trọng danh hơn trọng thực” là một nhu cầu tinh thần rất đáng được trân trọng của các nhà giáo nói chung, đặc biệt là Hiệu trưởng- người đứng đầu một nhà trường, góp phần thúc đẩy tạo động lực để Hiệu trưởng tích cực tham gia bồi dưỡng.

Xây dựng được cơ chế (kể cả các chính sách) phù hợp để tạo được động lực trong công tác bồi dưỡng.

Khi được thực hiện đồng bộ với các biện pháp khác, biện pháp này sẽ tạo ra tinh thần thi đua lành mạnh giữa các cá nhân và các tập thể.

* Nội dung của biện pháp:

- Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước của phịng GD&ĐT trong cơng tác bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học: Ban hành các văn bản có tính chế tài để trên cơ sở đó các cấp quản lý (phịng GD&ĐT, các Nhà trường tiểu học…) có cơ sở để tổ chức và quản lý các hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng có hiệu quả.

- Tổ chức thực hiện và xây dựng được các chính sách, các quy định phù hợp trong công tác bồi dưỡng để thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng, tạo sự chủ động và tự giác trong bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng.

- Tăng cường hợp tác, phối hợp với các trường sư phạm và các sở, ngành liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

- Đổi mới cách đánh giá công tác bồi dưỡng. * Cách thực hiện biện pháp:

Trong những năm qua kết quả học tập, bồi dưỡng CBQL và giáo viên ở các loại hình bồi dưỡng thường được đánh giá thông qua một bài thi, bài kiểm tra (thường là tự luận) về lý thuyết và kết quả đó là căn cứ để cấp chứng chỉ bồi dưỡng hết học phần. Cách đánh giá này gọn nhẹ, dễ chấm và ở chừng mực nhất định đã phân loại được trình độ, sự cố gắng học tập của người học. Tuy vậy, cách đánh giá này chưa đảm bảo yêu cầu đánh giá cả về mặt tiếp thu kiến thức lý thuyết và đánh giá cả về mặt vận dụng vào thực tế. Với hình thức đánh giá này, người học còn hay trao đổi, chép bài của nhau hoặc sao chép tài liệu trong khi kiểm tra. Vì vậy, chất lượng học tập, bồi dưỡng chưa cao.

Để tăng cường quản lý cách đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng, hình thức kiểm tra đánh giá cần đa dạng hơn. Ngồi hình thức kiểm tra lý thuyết, trong đề cần có phần suy luận, liên hệ thực tế đơn vị, thực tế công tác (trong cấu trúc đề, tỷ lệ điểm của phần này nên chiếm từ 30 - 50%).

Đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng kết hợp giữa kết quả bài thi/ kiểm tra (theo hệ số thích hợp) với hiệu quả công việc sau khi được bồi dưỡng.

Để tạo động lực, kích thích phong trào bồi dưỡng, cần xây dựng tiêu chí thi đua đánh giá xếp loại công tác bồi dưỡng của Hiệu trưởng thông qua những tiêu chuẩn cụ thể, các tiêu chuẩn cần được lượng hoá:

- Xác định mốc ban đầu về trình độ, năng lực của từng người;

- Tham gia bồi dưỡng các nội dung theo quy định, phù hợp yêu cầu đáp ứng được nhiệm vụ;

- Kết quả đánh giá điểm số, xếp loại các khoá bồi dưỡng, các chuyên đề bồi dưỡng;

- Thời gian hoàn thành các nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch;

- Gắn kết quả bồi dưỡng với việc đánh giá, bình thi đua, xét bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, nâng lương đối với Hiệu trưởng, khi có kết quả bồi dưỡng, được đánh giá chính xác, cần sử dụng kết quả này theo các hình thức và mức độ sau:

+ Thơng báo kịp thời kết quả tới cá nhân, nhà trường để các cá nhân và đơn vị có căn cứ để nhìn nhận mình, đơn vị mình. Từ đó giúp cho các CBQL/HT có kế hoạch hồn thiện chương trình và kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao hơn;

+ Kết quả bồi dưỡng là một trong những tiêu chuẩn để xét danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể trong từng học kỳ, năm học; xét bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, nâng lương đối;

+ Có chế độ khen thưởng đúng mức đối với các cá nhân và các đơn vị để động viên họ phấn đấu thực hiện thật tốt việc học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng;

+ Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá Hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó khuyến khích những năng lực mới, hiện đại của Hiệu trưởng.

+ Tham mưu với các cấp có thẩm quyền, tạo điều kiện, cơ chế cho công tác bồi dưỡng nghiên cứu thực tế, đặc biệt là kinh phí. Việc kết hợp giữa bồi dưỡng qua các lớp học với nội dung kiến thức trong tài liệu, kết hợp với tổ chức nghiên cứu, học tập thực tế các mơ hình quản lý giáo dục tiên tiến ngồi huyện, ngồi tỉnh, thậm chí cả các nước khác giúp cho Hiệu trưởng bổ sung cả về lí luận và thực tiễn. Đồng thời đây cũng là hình thức bồi dưỡng giúp cho người học hứng thú nhất, dễ tiếp thu nhất

và rất phù hợp với “dạy học người lớn”; kiến thức thu hoạch được cũng phong phú, đa dạng; đặc biệt các kinh nghiệm quản lý đã được kiểm chứng và chọn lọc việc vận dụng của người học thuận lợi hơn, hiệu quả cao hơn; tham quan học tập kinh nghiệm quản lý với quy trình như sau:

Tìm hiểu để có thơng tin về các cơ sở giáo dục có mơ hình quản lí tiên tiến, hiệu quả cả trong và ngoài nước;

Xây dựng chương trình, kế hoạch cho chuyến đi; Chuẩn bị các nội dung thảo luận trao đổi kinh nghiệm;

Tổng hợp, phân tích các nội dung thu hoạch qua đợt nghiên cứu thực tế; Vận dụng phù hợp vào từng đơn vị.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục. * Điều kiện thực hiện biện pháp:

Khai thác hiệu quả các điều kiện khách quan: Đó là sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND và các phịng chun mơn của huyện như phịng Nội vụ, phòng Tài chính,…; sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội có liên quan, cùng cán bộ cơng chức, viên chức trong ngành GD&ĐT và các tầng lớp nhân dân địa phương trong đó phịng GD&ĐT đóng vai trị trung tâm tích cực, chủ động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)