3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính định hướng
Bất kỳ một hoạt động quản lý nào cũng đều cần phải xác định được mục đích, đó chính là cái đích hướng đến, là cái cần đạt được. Mục đích chính là cơ sở để định hướng lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và các nguồn lực để có thể đạt được mục đích.
Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học phải hướng vào mục tiêu nhằm nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo nhà trường cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, phù hợp với tình hình phát triển giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay-giai đoạn đẩy mạnh phát triển đất nước theo con đường hội nhập và hợp tác quốc tế với chủ trương thực hiện giáo dục là quốc sách hàng đầu thì việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ QLGD/HT là nhiệm vụ rất quan trọng phải được đảm bảo thường xuyên liên tục theo một lộ trình trong kế hoạch chiến lược của hoạt động bồi dưỡng.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, Hiệu trưởng là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Năng lực đội ngũ CBQL nói chung, Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng phải được chuẩn hố về mọi mặt, khơng chỉ chuẩn hố trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết nghiệp vụ quản lý mà cịn phải có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; quản lý học sinh; quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; quản lý tài chính, tài sản nhà trường; quản lý hành chính và hệ
thống thông tin; tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; phối hợp giữa nhà trường và địa phương;...Vì vậy, các biện pháp đưa ra cần có tính hệ thống và đồng bộ, trước hết phải là biện pháp làm thay đổi về nhận thức, tư duy của Hiệu trưởng theo tinh thần đổi mới; sau đó mới là nội dung, là hình thức, phương thức bồi dưỡng và tổ chức, thực hiện. Ngoài ra phải vận dụng theo những xu hướng đổi mới trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu rộng và khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội học tập.
Các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau; thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần nâng cao trình độ chung của Hiệu trưởng, nâng cao các năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Kế thừa là sự phát huy tinh hoa, yếu tố tích cực của cái cũ và nâng cao hơn nữa về chất. Phát triển là khuynh hướng vận động tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng, phải đảm bảo quá trình hoạt động đi theo hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện trên cơ sở phủ nhận những cái cũ khơng cịn phù hợp. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý cần phải nhận diện chính xác nguyên nhân của những vấn đề chưa làm được hoặc làm chưa tốt để lựa chọn cách thức thực hiện nhằm phát huy những ưu điểm, những mặt tích cực đã đạt được trước đó, khắc phục tốt nhất những tồn tại, hạn chế trên cơ sở thực hiện hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực thực hiện, là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý trong tư duy, nhận thức của con người. Mỗi hệ thống quản lý luôn được gắn liền với thực tiễn của một đối tượng quản lý cụ thể. Bởi vậy biện pháp quản lý được đề xuất phải phù hợp với các điều kiện khách quan lẫn chủ quan, các nguồn lực cũng như tình hình thực tế của phịng GD&ĐT trên cơ sở các quy định của Nhà nước và ngành GD&ĐT.
thực tiễn giáo dục, đáp ứng yêu cầu Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học; phù hợp với khả năng và điều kiện của các nhà trường, của địa phương, của mọi Hiệu trưởng, phù hợp với yêu cầu của quản lý hiện đại, quản lý nhà trường.
Đối với các cơ quan quản lý các cấp như Phịng GD&ĐT huyện Vụ Bản có thể quản lý cơng tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng, dễ kiểm tra, giám sát thực hiện và chuẩn xác hơn khi đánh giá.
Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học được đề xuất sau đây nhằm đạt mục tiêu chung là: Xây dựng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người Hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý, khắc phục các tồn tại, yếu kém, tăng cường kỷ cương nề nếp trong công tác giảng dạy và quản lý; đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại đảm bảo thực chất. Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng; kết hợp giữa sử dụng và đãi ngộ; đánh giá và giải pháp xử lý, tạo động lực để Hiệu trưởng trường tiểu học toàn tâm, toàn ý với nghề.
Các biện pháp đề xuất cần phải được kiểm chứng, khảo nghiệm về tính cần thiết, khả thi để có căn cứ khách quan, khoa học khi triển khai vận dụng trong thực tiễn công tác.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức và tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học