Mô tả tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 55 - 58)

Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học đã được trình bày ở chương 1, để thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành các cuộc khảo sát, trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp đối với: 01 Lãnh đạo UBND huyện phụ trách khối văn hóa, xã hội; 10 Lãnh

đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT; 7 Lãnh đạo, chuyên viên phịng Nội vụ; 26 Hiệu trưởng; 26 Phó Hiệu trưởng; 100 GV của 26 trường tiểu học huyện Vụ Bản về các nội dung trọng tâm như sau: Nhận thức, nhu cầu, mục tiêu; chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp; tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng; các lực lượng; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng.

2.2.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá thực trạng

Tác giả đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học theo tổng hợp khung năng lực tại mục 1.4.4 của luận văn bằng Bộ Phiếu điều tra do Hiệu trưởng tự đánh giá; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ và GV các trường tiểu học huyện Vụ Bản đánh giá năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015.

Tác giả đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học theo như phương án lập bảng số; tính điểm trung bình và thứ bậc của các bảng số (nêu tại mục 2.2.3)

* Tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng dựa theo những nội dung sau đây:

Nhận thức về hoạt động bồi dưỡng; Nội dung bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng Hình thức bồi dưỡng Phương pháp bồi dưỡng

Số lượng Hiệu trưởng, CBQLGD, giáo viên (GV) trong diện quy hoạch, tham gia bồi dưỡng

Lực lượng tham gia bồi dưỡng

Điều kiện phục vụ, đảm bảo hoạt động bồi dưỡng Hiệu quả, chất lượng hoạt động bồi dưỡng

* Tiêu chí đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng theo những nội dung sau:

Số lượng các biện pháp đã thực hiện

Mức độ phù hợp, mức độ thực hiện của các biện pháp Tính hiệu quả của các biện pháp

2.2.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu thực trạng

2.2.1.1. Tiến hành phỏng vấn: Trực tiếp 2.2.1.2. Tiến hành khảo sát: Bằng phiếu hỏi

- Trước khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, tác giả đã trực tiếp quan sát, điều tra, tham khảo, trưng cầu nhiều người, nhiều đối tượng khảo sát. Từ đó thiết kế mẫu phiếu hỏi hướng vào các nội dung cần khảo sát.

Xây dựng phiếu hỏi (Anket)

- Tác giả xây dựng phiếu điều tra bao gồm hệ thống câu hỏi phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu để tìm hiểu những khía cạnh cơ bản của thực trạng hoạt động bồi dưỡng và các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản. Hệ thống câu hỏi trong phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở được trình bày đan xen nhau, ngồi việc cung cấp thơng tin cịn có tác dụng kiểm tra lẫn nhau đảm bảo độ tin cậy các thông tin thu được từ ý kiến trả lời của các đối tượng nghiên cứu.

- Tiến hành điều tra tại đơn vị Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ huyện Vụ Bản và 26 đơn vị trường tiểu học của huyện Vụ Bản.

+ Thời gian điều tra: Từ đầu tháng 01 năm 2016 đến tháng hết tháng 02 năm 2016 + Tổng số phiếu hỏi: 169 phiếu hỏi

- Phát phiếu hỏi đến các đối tượng khảo sát (ở mỗi bảng khảo sát, lựa chọn số

lượng đối tượng để khảo sát phù hợp với mục đích khảo sát, thu lại phiếu khảo sát sau 2 tuần kể từ ngày phát phiếu).

- Thu thập các phiếu hỏi.

2.2.1.3. Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu và các sản phẩm liên quan đến công tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản

- Nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT huyện Vụ Bản từng năm học trong 5 năm học gần đây.

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

- Nghiên cứu các báo cáo về kết quả bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

- Nghiên cứu các bài viết thu hoạch, báo cáo của đội ngũ Hiệu trưởng tiểu học huyện Vụ Bản sau các đợt bồi dưỡng. Các biểu tổng hợp, thống kê, đánh giá Hiệu trưởng tiểu học của Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ huyện Vụ Bản.

* Phương pháp quan sát

Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học tập của Hiệu trưởng tiểu học trong mỗi khóa bồi dưỡng (Quan sát trực tiếp và ghi chép đầy đủ, khách quan các thông tin thu được vào phiếu quan sát để bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu khác).

2.2.3. Xử lý số liệu

- Phiếu điều tra sau khi thu về được sắp xếp theo từng loại đối tượng, theo khu vực thuận lợi và khó khăn để tiện cho việc phân tích đánh giá.

- Số liệu được thể hiện thơng qua hệ thống biểu, bảng.

- Sử dụng toán thống kê để phân tích xử lý và tính tỷ lệ, tính kết quả.

- Phương án lập bảng số; tính điểm trung bình và thứ bậc của các bảng số cụ thể như sau:

- Cách tính điểm cho 4 mức độ:

Rất quan trọng, tốt: 4 điểm Quan trọng, khá: 3 điểm

Bình thường, trung bình, đạt: 2 điểm Khơng quan trọng, chưa đạt: 1 điểm

- Cách tính điểm cho 3 mức độ:

Rất cần thiết, tốt, rất tốt: 3 điểm

Cần thiết, đạt, bình thường, trung bình: 2 điểm Không cần thiết, chưa đạt: 1 điểm

2.3. Thực trạng năng lực đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (khảo sát theo khung năng lực đã xác định ở mục 1.4.4)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)