Yêu cầu năng lực của Hiệu trưởng trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 31 - 33)

1.4.1. Yêu cầu năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học

(Theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học, do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2011)

1.4.1.1. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Bao gồm 2 tiêu chuẩn: Trình độ chun mơn; Nghiệp vụ sư phạm.

1.4.1.2. Năng lực quản lý trường tiểu học

Bao gồm 9 tiêu chí: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Quản lý học sinh; Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Quản lý hành chính và hệ thống thông tin; Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

1.4.1.3. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội

Bao gồm 2 tiêu chí: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; Phối hợp giữa nhà trường và địa phương.

1.4.2. Yêu cầu năng lực theo quan điểm của lý thuyết quản lý hiện đại

1.4.2.1. Năng lực tư duy (tầm nhìn)

Địi hỏi ở người Hiệu trưởng phải có năng lực tư duy: Trong bối cảnh hiện đại, người quản lý nói chung, đặc biệt là người quản lý giáo dục (Hiệu trưởng) phải có 5 loại tư duy (ý tưởng của Howard Gardner - cha đẻ của thuyết Đa thông minh): Tư duy nguyên tắc; Tư duy tổng hợp; Tư duy sáng tạo; Tư duy tôn trọng; Tư duy đạo đức [4].

1.4.2.2. Năng lực xử lý cơng việc (tính chun nghiệp)

Tính chun nghiệp địi hỏi người Hiệu trưởng phải có năng lực xử lý cơng việc: Thơng thường khi xử lý công việc, người Hiệu trưởng cần phải biết kết hợp

hài hòa bảy năng lực sau: Năng lực kế hoạch; Năng lực tổ chức; Năng lực chỉ đạo; Năng lực giám sát, kiểm tra; Năng lực ra quyết định; Năng lực điều chỉnh, điều phối; Năng lực xử lý thông tin [4].

Khái quát chung là: “Năng lực chọn việc đúng mà làm và năng lực làm khéo việc đã chọn” (right doing và doing right) [4].

1.4.2.3. Năng lực làm việc với con người

Năng lực làm việc với con người đòi hỏi người quản lý thực hiện sự quản lý “SM” (Soul management) khơi gợi được lương tâm, thức tỉnh được lương tri và phát triển được lương năng (năng lực lành mạnh) trong mỗi con người [4].

1.4.3. Yêu cầu năng lực theo đổi mới giáo dục

1.4.3.1. Năng lực lãnh đạo quá trình dạy học trong nhà trường [29, tr171]

Hiệu trưởng phải là người khởi xướng, lập kế hoạch và triển khai những cải cách mang tính đổi mới tích cực hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS để quá trình dạy học trong nhà trường thực sự hiệu quả.

1.4.3.2. Năng lực lãnh đạo phát triển chương trình [29, tr172]

Phát triển bao hàm cả sự bổ sung liên tục trong chương trình giảng dạy để giúp việc học có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng.

1.4.3.3. Năng lực tìm kiếm, phát triển năng lực lãnh đạo dạy học cho giáo viên [29, tr173]

Giáo viên là những chuyên gia dạy học, họ phải phát triển vai trò lãnh đạo dạy học của mình vì họ gần gũi và hiểu học sinh nhất, họ có quyền đưa ra những quyết định kịp thời để bắt kịp những thay đổi của học sinh. Hiệu trưởng cần trở thành lãnh đạo của lãnh đạo, vì vậy họ phải khuyến khích và phát triển vai trò lãnh đạo dạy học của giáo viên.

1.4.3.4. Năng lực lãnh đạo gắn kết các nguồn lực trong nhà trường [29, tr173]

Hiệu trưởng là người giữ vai trò chủ chốt trong mối hợp tác tự nhiên giữa các thành viên trong tổ chức nhà trường. Dự đốn trong tương lai sẽ khuyến khích sự tăng cường hợp tác nhóm của giáo viên từ đó Hiệu trưởng đóng vai trị trung tâm của lãnh đạo dạy học trong nhà trường.

1.4.4. Tổng hợp khung năng lực của Hiệu trưởng trường tiểu học hiện nay

Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học, do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2011) gồm có 3 tiêu chuẩn (Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý trường Tiểu học; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội) hàm chứa 13 tiêu chí với 39 yêu cầu.

Thứ hai, Yêu cầu năng lực theo quan điểm của lý thuyết quản lý hiện đại

gồm: Năng lực tư duy; năng lực xử lý công việc; năng lực làm việc với con người.

Thứ ba, Yêu cầu năng lực theo đổi mới giáo dục gồm: Năng lực lãnh đạo

quá trình dạy học trong nhà trường; năng lực lãnh đạo phát triển chương trình; năng lực tìm kiếm, phát triển năng lực lãnh đạo dạy học cho giáo viên; năng lực lãnh đạo gắn kết các nguồn lực trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)