2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu
2.5.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng
Bảng 2.16 Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản.
TT Các hình thức và lực
lượng kiểm tra, đánh giá
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
TS điểm Điểm TB (X ) Thứ bậc TS điểm Điểm TB (Y) Thứ bậc
1 Cá nhân viết thu hoạch 338 2,00 1 426 2,52 4
2 Kiểm tra, thực hành 254 1,50 6 391 2,31 6
3 Kiểm tra viết 323 1,94 2 487 2,88 1
4
Không kiểm tra, Ban tổ chức lớp học tự đánh giá rút kinh nghiệm chung
269 1,59 5 422 2,50 5
5 Học viên tự đánh giá 291 1,72 3 450 2,66 3
6 CBQL cấp trên đánh giá 281 1,66 4 460 2,72 2
Tổng X 293 1,73 439 2,60
Kiểm tra, đánh giá kết quả là một khâu quan trọng của hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học. Thơng qua đó, Phịng GD&ĐT và Hiệu trưởng các trường tiểu học thu được những thông tin cần thiết về kết quả học tập của học viên và của chính mình. Đây là cơ sở để giảng viên và các nhà quản lý điều chỉnh và hồn thiện q trình bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, kiểm tra đánh giá giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, ý thức tự giác, kỷ luật, hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá, củng cố và phát triển trí tuệ, năng lực cho học viên.
Số liệu ở bảng 2.16 cho thấy:
Hình thức kiểm tra viết được đánh giá cao nhất cả mức độ thực hiện và hiệu quả. 145/169 người được hỏi khẳng định hình thức này thường được tiến hành vào cuối mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng. Sử dụng hình thức này giúp giảng viên cùng một thời gian kiểm tra được tất cả mọi học viên, học viên được kiểm tra trong cùng thời lượng, thời gian, điều kiện như nhau nên thông tin về kết quả học tập có được là tương đối khách quan và tốn ít thời gian của học viên, hình thức này phù hợp, hiệu quả trong những đợt bồi dưỡng tập trung của Phịng GD&ĐT (đạt điểm trung bình Y=2,88).
CBQL cấp trên đánh giá được cho là khá hiệu quả, xếp thứ bậc 2 (Y=2,72). Điều này khẳng định vị trí vai trị của CBQL cấp trên quản lý trực tiếp đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, vì vậy CBQL cấp trên quản lý trực tiếp đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cũng phải chú ý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng làm gương cho đội ngũ hiệu trưởng tiểu học mình phụ trách.
Hình thức học viên tự đánh giá xếp thứ bậc 3 (Y=2,66). Chứng tỏ đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc tự đánh giá mức độ tiếp thu cũng như trình độ, năng lực của cá nhân so với yêu cầu để có ý thức tiếp tục tự bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực.
Hình thức viết thu hoạch cuối khóa cũng được Phịng GD&ĐT chú ý, hình thức này xếp thứ bậc 4 về độ hiệu quả (Y=2,52). Tuy nhiên qua trao đổi, nhiều ý kiến cho rằng hình thức này khơng đem lại hiệu quả cao vì chỉ có một số học viên làm bài nghiêm túc, đầu tư tâm sức, trí tuệ viết bài, số đơng cịn lại đi sao chép của đồng nghiệp hoặc làm đối phó.
Xếp thứ bậc 5 về hiệu quả (Y=2,50) là hình thức khơng kiểm tra, Ban tổ chức lớp học tự đánh giá rút kinh nghiệm chung, rất nhiều ý kiến cho rằng một số đợt bồi dưỡng không tổ chức kiểm tra đánh giá.
Xếp cuối về mức độ hiệu quả là hình thức kiểm tra thực hành thứ bậc 6 (Y=2,31), hầu hết học viên được hỏi khẳng định giảng viên chỉ thực hiện phương pháp này trong q trình bồi dưỡng chứ khơng thực hiện khi kiểm tra đánh giá, lý do, tốn nhiều thời gian, công tác tổ chức và chuẩn bị công phu hơn. Đây cũng là vấn đề mà Phòng GD&ĐT phải lưu ý chỉ đạo để biện pháp này được thực hiện nhiều hơn trong kiểm tra đánh giá.
Có thể khẳng định, Phịng GD&ĐT huyện Vụ Bản đã chú ý chỉ đạo, tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Công việc này bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá chưa được chặt chẽ, chưa nắm được tâm tư nguyện vọng người học, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng còn nặng về kiểu bài tự luận, chưa được đổi mới, nhiều bài chỉ yêu cầu thuộc kiến thức, chưa chú ý nhiều tới việc liên hệ, đối chiếu giữa thực
tế và lý luận, vì vậy, học viên thường học đối phó kết quả chưa đánh giá thực chất người học, cùng với đó tâm lý của nhiều học viên khi tham gia bồi dưỡng chỉ thích được học, được nghe giảng chứ khơng thích phải kiểm tra, đánh giá, thậm chí ngại và sợ kiểm tra. Hiểu điều này giúp giảng viên và các nhà quản lý có những hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp và hiệu quả hơn.
2.5.6. Thực trạng thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học (sau khi có những phản hồi về kết quả thực hiện
hoạt động bồi dưỡng)
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản (169 người)
TT Thực hiện điều chỉnh sau bồi dưỡng
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
TS điểm Điểm TB (X ) Thứ bậc điểm TS Điểm TB (Y) Thứ bậc
1 Về nội dung, chương trình 464 2,75 3 445 2,63 4
2 Về hình thức tổ chức và phương pháp 473 2,80 2 484 2,86 3
3 Về các lực lượng BD 485 2,87 1 529 3,13 1
4 Khảo sát nhận thức, xác lập nhu cầu 319 1,89 6 409 2,42 5
5 Kế hoạch, tổ chức, phân công 455 2,69 4 509 3,01 2
6 Kiểm tra, đánh giá 340 2,01 5 392 2,32 6
Thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản gồm việc xem xét, kiểm nghiệm và điều chỉnh về tính chính xác theo hệ thống văn bản chỉ đạo, tính phù hợp so nhu cầu điều kiện thực tế, sự phát triển xã hội, tính hiệu quả (sự thay đổi thái độ, nhận thức), tư duy hành động, tính ứng dụng (kỹ năng thực hành, vận dụng trong thực tế), tính khoa học và mới (lơ gic, chặt chẽ, thay đổi).
Qua điều tra, phỏng vấn và kết quả bảng 2.17 cho thấy, hầu hết các ý kiến đều đánh giá từ mức trung bình trở lên (trên 75%). Điều đó chứng tỏ Phịng GD&ĐT đã có sự quan tâm đến việc thực hiện các điều chỉnh sau bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, qua đó có những điều chỉnh phù hợp và sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá. Vì vậy kết quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học năm sau luôn tiến bộ hơn năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn gần 30% ý kiến
đánh giá chưa đạt, trong đó việc kiểm tra đánh giá và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nhận được số điểm thấp nhất cả về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả (Khảo sát
nhận thức, xác lập nhu cầu: X = 1,89; Y = 2,42. Kiểm tra, đánh giá: X = 2,01; Y = 2,32). Do đó, cơ quan quản lý phịng GD&ĐT cần phải thay đổi tư duy, cách làm với
những biện pháp mạnh dạn, đồng bộ, khoa học, chú trọng nhu cầu bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá sao cho hiệu quả để việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học ngày một mang tính ứng dụng, tính khoa học, tính thực tiễn và tính mới.