Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng hướng đến mục đích nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 92 - 94)

- Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm thiết lập các mục tiêu, hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kế hoạch là nền tảng của quản lý. Lập kế hoạch bồi dưỡng hợp lý sẽ giúp phịng GD&ĐT chủ động trong cơng tác bồi dưỡng cũng như quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học đảm bảo tính khoa học, tính liên tục và hệ thống, thực hiện tốt các nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng trong từng khoảng thời gian và thống nhất các lực lượng tham gia bồi dưỡng. Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân để thống nhất chỉ đạo, giúp việc quản lý khơng sót người, sót việc, chủ động trong các hoạt động bồi dưỡng.

Thực tế, nhiều năm nay, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường do chủ quan của các cấp quản lý. Đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Vụ Bản, hầu như phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch chung cho cả huyện (nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, thời gian, thời lượng,…bồi dưỡng); gửi kế hoạch đó xuống các nhà trường để các trường lấy đó là xương sống, là kế hoạch chính thực hiện các hoạt động bồi dưỡng. Chính vì vậy, hiệu quả cơng tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để tất cả các nhà trường và các Hiệu trưởng trường tiểu học trong huyện thống nhất và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho nhà trường và cá nhân Hiệu trưởng. Việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản cần được đổi mới theo hướng: Người học đăng ký nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu, dựa vào những gì họ cịn thiếu, cịn yếu so với yêu cầu đổi mới của giáo dục, so với Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học

quy định. Việc đăng ký nội dung bồi dưỡng, hoặc yêu cầu bồi dưỡng nội dung theo quy định có thể được thực hiện trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp loại theo Chuẩn Hiệu trưởng (công cụ, cơ sở pháp lý để đánh giá Hiệu trưởng hiện nay). Trên cơ sở đó, phòng GD&ĐT tổng hợp, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: Đối tượng, nội dung, thời gian, cách thức thực hiện...nhằm giúp cho công tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học có tính chiến lược, được triển khai đồng bộ; khắc phục được tình trạng tỷ lệ đạt chuẩn cao nhưng lại mất cân đối, thiếu đồng bộ,…không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp này giúp cho cơng tác BDCBQL có định hướng, khơng rơi vào “đại trà” manh mún; có tính kế thừa, tính liên tục hệ thống, điều chỉnh, tăng cường đạt hiệu quả cao và chất lượng hơn.

- Nội dung của biện pháp:

Trên cơ sở tổng hợp, điều tra, quy hoạch công tác bồi dưỡng, cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cả quá trình (3 hoặc 5 năm) và cụ thể theo từng năm học; theo các loại hình, chia theo các giai đoạn, để một mặt ổn định nền nếp hoạt động chuyên môn trong tất cả các trường tiểu học, mặt khác thực hiện được quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ đã được đặt ra.

Kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo tính mục đích, khoa học, khả thi và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của huyện, của ngành; cần có chỉ tiêu, nội dung bồi dưỡng, biện pháp cụ thể để quản lý các lớp bồi dưỡng, quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, tiến độ thực hiện nội dung chương trình, quản lý chất lượng.

- Cách thức thực hiện biện pháp:

Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, phòng GD&ĐT cần thực hiện theo 7 bước sau:

Bước 1: Phân tích bối cảnh và nhận diện các vấn đề bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện.

Bước 2: Xác định các liên đới, con người, nhân vật, các yếu tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Bước 3: Phân tích mơi trường: Tiềm năng, thế mạnh, hạn chế, yếu kém, thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học.

Dựa vào kỹ thuật SWOT để phân tích điểm mạnh-yếu, thời cơ, thách thức của ngành nói chung, của cơng tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng, nhằm thu thập thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng với các điều kiện và nguồn lực sẵn có.

Bước 4: Rút ra và khắc họa những vấn đề tồn tại hạn chế nhất, những khâu yếu nhất, những vấn đề ưu tiên nhất cần phải tập trung giải quyết trong kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Bước 5: Xác định chiến lược, mục đích trọng tâm và các mục tiêu cụ thể của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

Bước 6: Xác định các chiến lược hành động và hoạt động cụ thể bao gồm các chiến lược hành động, các biện pháp bồi dưỡng năng lực đội ngũ mà Phòng GD&ĐT đã và đang làm có hiệu quả để duy trì và phát huy, phát triển các chiến lược hành động, các biện pháp mới được đề xuất bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cho phù hợp với bối cảnh và tình hình mới.

Bước 7: Theo dõi tiến trình của kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, xem xét giải quyết những vấn đề nảy sinh.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo phịng GD&ĐT phải có tầm nhìn, bộ phận tham mưu phải có hiểu biết và năng lực điều tra và xử lý các số liệu sau điều tra, có năng lực lập kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)