Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 111 - 132)

pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được nêu trên, tác giả dùng phiếu hỏi và tiến hành xin ý kiến của 155 người, cụ thể như sau:

Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách tiểu học của phòng GD&ĐT huyện Vụ Bản: 03 người.

CBQL các trường tiểu học huyện Vụ Bản: 52 người. GV cốt cán, tiêu biểu của các trường Tiểu học: 100 người.

Trong phiếu hỏi, tác giả ghi rõ 6 biện pháp, mỗi biện pháp đều được hỏi về tính cần thiết và tính khả thi.

Để hỏi về tính cần thiết tác giả đưa ra 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, khơng cần thiết; để hỏi về tính khả thi tác giả đưa ra 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không

khả thi. Sau khi tiến hành tổng hợp và phân tích ý kiến các chuyên gia được kết quả như Bảng 3.1 sau: Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Khôn g cần thiết Giá trị TB Th bậc Rất khả thi Khả thi Khôn g khả thi Giá trị TB Thứ bậc + 3 + 2 + 1 + 3 + 2 + 1 1- Nâng cao nhận thức và tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học

432 22 0 2,93 1 423 28 0 2,91 2

2- Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng hướng đến mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học

390 50 0 2,84 6 384 54 0 2,83 5

3- Nâng cao năng lực cho bộ máy tổ chức bồi dưỡng và hiệu quả tổ chức hoạt động bồi dưỡng

399 44 0 2,86 5 377 26 0 2,80 6

4- Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng

420 30 0 2,90 3 405 40 0 2,87 4

5- Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học

414 34 0 2,88 4 420 30 0 2,90 3

6- Tạo động lực cho Hiệu trưởng tham gia bồi dưỡng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau bồi dưỡng

429 24 0 2,92 2 435 20 0 2,94 1

Trung bình ( , ) 2,88 2,87

* Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi:

Qua kết quả tổng hợp, nhìn vào hai cột giá trị trung bình thấy ngay các ý kiến đánh giá là phù hợp và tương đối thống nhất với nhau thể hiện ở điểm trung bình của mức độ cần thiết X = 2,88 và điểm trung bình của mức độ khả thi là Y= 2,87. Trong

X Y

pháp này sẽ có sự tương tác với biện pháp kia và ngược lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện này mang tính cấp thiết cịn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia. Tóm lại, khơng có biện pháp nào là vạn năng, cần phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống.

Để khẳng định sự phù hợp giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, tác giả sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

r = 1 - ) 1 ( 6 2 2   N N D

Trong đó, r là hệ số tương quan thứ bậc; D là hiệu số thứ bậc của 2 đại lượng đem ra so sánh (mức độ cần thiết và tính khả thi); N là số đơn vị được nghiên cứu (06 biện pháp) Kết quả: r = 1 - 35 6 6 6 x x = 1 - 210 36 = 0,828

Từ kết quả trên (r=0,828>0) cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ tức là giữa mức độ cần thiết và khả thi ở mỗi biện pháp quản lý có sự phù hợp rất cao. Do đó các biện pháp được đề xuất là cần thiết và khả thi trong việc góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Cần thiết khả thi

Biểu đồ 3.1. Biểu thị tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng

các trường tiểu học của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã đề xuất

* Đánh giá chung:

Qua khảo sát mặt nhận thức trên đây cho thấy các biện pháp đề xuất đã được sự nhất trí cao của lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT, đội ngũ Hiệu trưởng, giáo viên các trường tiểu học của huyện Vụ Bản. Sự đánh giá về tính cần thiết cao và tính khả thi cao, chứng tỏ nó phù hợp với điều kiện hiện nay. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT, thực hiện thắng lợi “Chiến lược phát triển GD từ nay đến năm 2020” của Đảng và nhà nước ta nói chung và Giáo dục tiểu học huyện Vụ Bản nói riêng.

Kết luận chương 3

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là việc làm cấp thiết của Phòng GD&ĐT huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1, 2, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản. Các biện pháp tập trung giải quyết các vấn đề: Nâng cao nhận thức và tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học; Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng hướng đến mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học; Nâng cao năng lực cho bộ máy tổ chức bồi dưỡng và hiệu quả tổ chức hoạt động bồi dưỡng; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học; Tạo động lực cho Hiệu trưởng tham gia bồi dưỡng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau bồi dưỡng.

Các biện pháp nêu trên tuy trên chưa phải là một hệ thống các biện pháp đầy đủ nhưng nó là những biện pháp chủ yếu có tính cần thiết, tính khả thi cao. Mỗi biện pháp đều có mục đích, ý nghĩa riêng, nhưng cùng chung một mục tiêu: Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ quan điểm của Đảng:“…Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, trong xây dựng Đảng thì cơng tác cán bộ là quan trọng nhất, mọi sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý là vấn đề then chốt”, có cơ sở chắc chắn để khẳng định rằng: Đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học có vai trị quan trọng hàng đầu trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Vì vậy việc nâng cao năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học là một tất yếu.

Dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng, đề tài đề xuất 06 biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định:

1- Nâng cao nhận thức cho Hiệu trưởng về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

2- Đổi mới lập kế hoạch hướng đến mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học.

3- Nâng cao năng lực cho bộ máy tổ chức bồi dưỡng và hiệu quả tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

4- Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng.

5- Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.

6- Tạo động lực cho Hiệu trưởng tham gia bồi dưỡng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau bồi dưỡng.

Các biện pháp này có quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ, bổ sung cho nhau nhằm quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Vụ Bản đạt hiệu quả cao. Các biện pháp trên chắc chắn chưa phải là một hệ thống biện pháp đầy đủ nhưng nếu được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán, chắc chắn năng lực đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện Vụ Bản sẽ có những bước chuyển biến tốt, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục Tiểu học nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị:

Để thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng như đã đề xuất, vào thực tiễn giáo dục của địa phương, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

* Với Bộ GD&ĐT:

- Bộ GD&ĐT cần sớm triển khai phương án đào tạo bồi dưỡng CBQLGD nói chung, Hiệu trưởng tiểu học nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và tồn diện GD&ĐT theo NQ 29 của Trung ương khóa XI. Áp dụng hình thức bồi dưỡng từ xa thơng qua kết nối đa phương tiện và ứng dụng truyền hình giáo dục vào hoạt động bồi dưỡng. Nghiên cứu để xây dựng một bộ giáo án điện tử và hệ thống kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng bằng công nghệ thông tin.

- Ngành GD&ĐT nên đề xuất với nhà nước có chế độ ưu đãi tương xứng để tạo động lực tích cực đối với đội ngũ CBQL, đội ngũ Hiệu trường trường tiểu học tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực.

- Xây dựng hệ thống các chính sách về cơng tác bồi dưỡng Hiệu trưởng phù hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết cho thực hiện hoạt động bồi dưỡng. Tham khảo các bài học thành công từ các nước khác, vận dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong quản lý các hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học. Có kế hoạch tạo điều kiện để đội ngũ Hiệu trường trường tiểu học đi học tập, tham quan các điển hình tiên tiến ở trong và ngồi nước về QLGD, để nâng cao trình độ và năng lực quản lý.

* Đối với UBND tỉnh và sở GD&ĐT tỉnh Nam Định

- Tiếp tục tăng cường chỉ đạo kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện các Nghị quyết về GD&ĐT của Đảng và Nhà nước: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về “Cơng tác cán bộ trong tình hình mới”, nhất là Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Phải thực sự xem việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBQL/HT các nhà trường là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện và quan tâm làm tốt việc phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán của ngành;

- Chỉ đạo các trường sư phạm của địa phương đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo bồi dưỡng; tăng cường hợp tác với Trường Đại học Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các trường đại học trong và ngồi nước trong cơng tác bồi dưỡng CBQL của ngành giáo dục;

- Làm tốt hơn nữa việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV nói chung và Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt;

- Phân cấp cho ngành GD&ĐT quyền tự chủ về về nhân sự, tài chính cùng với quản lí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Điều chỉnh phân bổ ngân sách cho ngành giáo dục, cân đối ngân sách chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

* Đối với cấp ủy, chính quyền huyện, xã, thị trấn trong huyện

- Có kế hoạch hồn thành việc xây dựng quy hoạch và thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển CBQLGD.

- Thực hiện việc bổ nhiệm CBQL trường tiểu học cần quan tâm đến các tiêu chí của người Hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay và các văn bản hiện hành của Nhà nước phù hợp với thực tiễn địa phương;

- Có cơ chế chính sách khuyến khích đội ngũ CBQL/HT học chương trình đào tạo, nâng chuẩn trình độ (cao học, nghiên cứu sinh) về quản lí giáo dục;

- Tăng ngân sách địa phương cho giáo dục nói chung, cơng tác bồi dưỡng CBQL/HT trường tiểu học nói riêng;

- Hàng năm, tổ chức cho Hiệu trưởng trường tiểu học đi tham quan, học tập kinh nghiệm các điển hình tiên tiến ở trong và ngoài tỉnh, để làm giàu thêm kinh nghiệm QLGD;

- Duy trì và làm tốt hơn nữa chính sách địa phương tạo điều kiện về kinh phí cho CBGV đi học có trình độ cao để về phục vụ địa phương lâu dài.

* Đối với Phòng GD&ĐT huyện Vụ Bản

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí gắn với cơng tác quy hoạch cán bộ của ngành và các đơn vị, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn QLGD tại địa phương;

- Xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá về cơng tác bồi dưỡng cán bộ quản lí, Hiệu trưởng các trường;

- Thực hiện đổi mới hoạt động bồi dưỡng một cách đồng bộ về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá, giám sát tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng.

- Đánh giá khách quan, khoa học năng lực đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học kết hợp với những yêu cầu về quản lý hiện đại và quản lý lãnh đạo nhà trường trong các hoạt động bồi dưỡng.

- Công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng phải được thường xuyên xem xét, đánh giá về khóa học, chương trình, giảng viên, cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng hiệu trưởng và về kết quả làm việc của Hiệu trưởng sau bồi dưỡng. Tham mưu tích cực với UBND huyện để có chính sách đãi ngộ thoả đáng, tuyên dương khen thưởng đối với CBQL nói chung và Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng khi họ có thành tích nổi bật trong các hoạt động bồi dưỡng để tạo động lực thúc đẩy tự bồi dưỡng.

* Đối với Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Vụ Bản

- Triển khai các biện pháp quản lý đã được đề xuất tại đơn vị. Xây dựng chương trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng hàng năm theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên sao cho phù hợp với các điều kiện thực tiễn.

- Đảm bảo chất lượng giáo dục trong q trình hiện thực hóa mục tiêu, chương trình, nội dung của hoạt động bồi dưỡng sao cho đạt được sự phát triển bền vững và tạo dựng giá trị riêng biệt.

- Kịp thời báo cáo kết quả triển khai, thực hiện hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị và đề xuất nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân hoặc các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng của đơn vị đến cơ quan quản lý cấp trên.

- Tăng cường phối hợp với các nhà trường của các bậc học khác trong huyện để thực hiện hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng đối với CBQL, GV, NV nhà trường./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc xây dựng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 111 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)