đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học
1.8.1. Yếu tố chủ quan
1.8.1.1. Nhận thức, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng của chủ thể quản lý (phịng GD&ĐT)
Trình độ, nhận thức, tầm nhìn chiến lược và năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung chương trình, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng của nhà quản lý cấp phịng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng. Trên cơ sở rà soát lại đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học, nhà quản lý xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng, qua đó xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng phong phú, đa dạng, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương với phương châm “yếu và thiếu gì thì phải bồi dưỡng nấy”. Hình thức bồi dưỡng được lựa chọn trên cơ sở khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Ngoài ra, cán bộ QLGD cấp phịng có trình độ, năng lực sẽ giúp cho sự chỉ đạo của cấp trên về công tác bồi dưỡng trên địa bàn huyện được tiến hành một cách
nhanh chóng, sáng tạo và hiệu quả.
1.8.1.2 Các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Khi có được cơ sở vật chất hợp lý và hệ thống máy móc đầy đủ, thiết bị dạy học nói chung và thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng nói riêng được cập nhật hiện đại, bổ sung phù hợp với u cầu cơng tác thì sẽ tạo nền tảng vững chắc cho cơ quan quản lý trong việc chủ động lựa chọn nội dung, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai, tổ chức bồi dưỡng các vấn đề mới, vấn đề cấp thiết, do đó hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học sẽ được nâng lên và có hiệu quả hơn.
1.8.1.3. Nhận thức, năng lực của Hiệu trưởng trường tiểu học
* Về nhận thức: Nhận thức và tầm nhìn chiến lược sự phát triển giáo dục của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. Nhận thức đúng giúp họ nhận thấy được nhu cầu bồi dưỡng là vô cùng cần thiết nếu không được bồi dưỡng thì sẽ khơng thể đảm bảo hồn thành được nhiệm vụ, khơng thể có ý thức tự học tập bồi dưỡng để nâng cao năng lực mọi lúc, mọi nơi, học dưới nhiều hình thức…và quan trọng nhất là xác định được có được bồi dưỡng mới có thể thực hiện được nhiệm vụ.
* Về năng lực: Năng lực của Hiệu trưởng trường tiểu học là tiền đề quan trọng giúp họ tiếp thu kiến thức được bồi dưỡng. Người Hiệu trưởng có năng lực tốt sẽ có khả năng tiếp thu, tiếp cận nhanh với những kiến thức mới, những nhiệm vụ mới. Nếu năng lực hạn chế sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và cập nhật kiến thức khoa học mới, những kỹ năng, kỹ thuật quản lý mới. Người Hiệu trưởng có trình độ năng lực và có khả năng lập kế hoạch sát thực tế, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp quản lý sẽ đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục.
1.8.2. Yếu tố khách quan
1.8.2.1. Xu thế đổi mới Giáo dục tiểu học và quản lý nhà trường tiểu học hiện nay. Chiến lược Phát triển KT-XH của chính phủ giai đoạn 2011-2020 và Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020 - Ban hành kèm theo Quyết định số
Trung ương số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và một số nghị quyết TW các khóa IX, X về GD&ĐT” đã chỉ rõ nhiệm vụ đổi mới Giáo
dục tiểu học và quản lý nhà trường tiểu học, trong đó chú trọng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học. Đây là cơ hội để tăng cường bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.
1.8.2.2. Những đòi hỏi, kỳ vọng của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đối với người Hiệu trưởng trường tiểu học
Truyền thống văn hóa, phong trào khuyến học, khuyến tài theo sự phát triển của lịch sử không ngừng được phát huy, người Việt Nam chúng ta vốn có truyền thống hiếu học nên phong trào khuyến học, khuyến tài ln được quan tâm, gìn giữ. Đó cũng là xuất phát của những đòi hỏi, kỳ vọng của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đối với người Hiệu trưởng trường tiểu học trong việc phát triển, tạo thương hiệu của nhà trường. Bên cạnh đó, sự phổ biến của các sách báo và tài liệu liên quan đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trong xã hội hiện đại thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng phải được tiến hành thường xuyên.
1.8.2.3. Xu thế phát triển của xã hội học tập và giáo dục suốt đời
Trước yêu cầu mới của thời đại và thực tiễn của ngành giáo dục nước nhà, Việt Nam đang thực hiện quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục không chỉ riêng của ngành giáo dục, mà là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn Đảng, toàn dân. Nền giáo dục được đổi mới phải chủ động tận dụng cơ hội của tồn cầu hóa, thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và phù hợp với trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì thế, nền giáo dục muốn đổi mới tồn diện phải hướng về một xã hội học tập và học tập suốt đời như một quy luật tất yếu của văn hóa giáo dục nhân loại. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.
1.8.2.4. Các điều kiện hỗ trợ về chính sách, mơi trường làm việc cho Hiệu trưởng của địa phương
phí, tài liệu, tuyên dương, khen thưởng hay phê bình, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ công chức làm cơng tác QLGD của phịng GD&ĐT và Hiệu trưởng trường tiểu học theo quy định của Nhà nước trong hoạt động bồi dưỡng có tác động rất lớn đến động cơ, tinh thần làm việc, trách nhiệm cá nhân qua đó, nó có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng
Một mơi trường làm việc văn hóa, bầu khơng khí thân thiện, tình cảm, có các mối quan hệ giao lưu chia sẻ, có ý thức tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác trong thực hiện cơng việc thúc đẩy hình thành niềm tin, sự đam mê cơng việc, tin tưởng lẫn nhau; hình thành các chính sách ưu đãi trong từng lĩnh vực cơng tác; hình thành mơi trường thông tin; tạo điều kiện thuận lợi trong việc gắn kết giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể để cùng hướng tới đạt được mục tiêu đề ra. Mơi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, luận văn làm rõ công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật lại mang tính thời đại. Để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học các nhà quản lý cần phải xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trường tiểu học, vai trò của người Hiệu trưởng trường tiểu học, các hoạt động bồi dưỡng và nội dung cách thức quản lý hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học, đồng thời cũng phải nắm được các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tại địa phương.
Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định học theo tổng hợp khung năng lực, đề ra những biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này ở chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ