Nâng cao nhận thức và tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 89 - 92)

- Mục tiêu của biện pháp:

Nhận thức là hoạt động của đời sống tâm lý con người, nó phản ánh hiện thực khách quan, bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhờ đó mà con người có thể định hướng, điều chỉnh hoạt động của mình. Nhận thức là tiền đề của hành động; muốn hành động đúng, trước hết phải nhận thức đúng. Mục đích của

biện pháp là làm cho mọi Hiệu trưởng nhận thức được ý nghĩa và tác dụng của công tác bồi dưỡng để từ đó, họ tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp, năng lực quản lý nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục.

Đội ngũ Hiệu trưởng nói chung, Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng là những người định hướng, tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh các hoạt động của nhà trường để đạt được mục tiêu của nhà trường. Chính vì vậy họ có vai trị quyết định đến chất lượng của nhà trường. Mỗi người CBQL cần phải hiểu được vai trò to lớn và trách nhiệm nặng nề của bản thân đối với sứ mạng của nhà trường cũng như đối với sự nghiệp giáo dục và từ đó họ có ý thức phải tự hồn thiện mình để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Khi đã nhận thức được bồi dưỡng là một nhu cầu sống cịn của chính bản thân họ, đó là con đường giúp cho mỗi người được học tập suốt đời để lao động có hiệu quả, họ sẽ có nhu cầu nâng cao hiệu quả học tập, tự học, tự bồi dưỡng, sẽ có ý thức vận dụng những kiến thức đã học một cách vững chắc vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- Nội dung của biện pháp:

Trước hết phải triển khai, quán triệt đầy đủ hơn các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của huyện và của ngành về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng như công tác bồi dưỡng đội ngũ để từ đó mọi CBQLGD nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tác dụng và nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ, năng lực quản lý…đáp ứng địi hỏi của thực tiễn giáo dục.

Nắm rõ thực trạng, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Vụ Bản để hoạt động bồi dưỡng đạt chất lượng hiệu quả tốt, tránh lãng phí và hiệu quả thấp. Trước hết, phịng GD&ĐT phải điều tra tình hình đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học theo yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo về cả số lượng và chất lượng...Sau khi điều tra nắm chắc tình hình đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học về cả số lượng và chất lượng, phòng GD&ĐT tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học trên cở sở nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ chiến lược có kế hoạch dài hạn, nhu cầu của đội ngũ Hiệu trưởng và thực tế của địa phương.

- Cách thức thực hiện biện pháp:

Điều tra, tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại để phân loại năng lực Hiệu trưởng, trên cơ sở đó, biết rõ được số lượng Hiệu trưởng cần tham gia bồi dưỡng ở những tiêu chuẩn và tiêu chí nào. Bên cạnh đó cần điều tra để nắm rõ thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học về: Số lượng, thâm niên công tác, thâm niên làm Hiệu trưởng, cơ cấu tuổi tác, trình độ, năng lực của đội ngũ và nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ Hiệu trưởng để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, đạt được mục tiêu, chất lượng và tránh được lãng phí.

Trên cơ sở điều tra nắm chắc tình hình đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học, tiến hành phân loại đội ngũ Hiệu trưởng; tương ứng từng nhóm đối tượng phải xây dựng chương trình, nội dung và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp trước mắt cũng như lâu dài để đạt được mục tiêu đảm bảo đội ngũ Hiệu trưởng tiểu học của huyện Vụ Bản đủ về số lượng, đạt được các yêu cầu của người Hiệu trưởng trường tiểu học ở mức cao nhất.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo phịng GD&ĐT quan tâm đúng mức đến cơng tác bồi dưỡng cán bộ QLGD nói chung và bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng. Tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ các thành viên hợp lý, khoa học. Bộ phận thường trực phụ trách về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học phải có nhận thức đúng, có tầm nhìn xa về yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Người Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm tới vấn đề nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong và năng lực chuyên môn nghiệp vụ; yêu cầu người Hiệu trưởng phải có ý thức khơng ngừng học tập và rèn luyện phấn đấu vươn lên để dần hồn thiện mình, tự đánh giá đúng về mình, có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân; việc rèn luyện, bồi dưỡng, ý thức tự hoàn thiện bản thân phải trở thành mục đích tự thân của mỗi Hiệu trưởng để xứng đáng là “con chim đầu đàn” về mọi mặt, đủ khả năng lãnh đạo nhà trường thực hiện và hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ năm học.

Hệ thống văn bản được ban hành phải đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng quy định, đạt chất lượng tốt và đến được đội ngũ cán bộ QLGD, giáo viên, nhân viên các cơ sở

giáo dục. Nội dung bồi dưỡng gắn liền với nhu cầu thực tiễn công tác và phù hợp yêu cầu thực tế của đời sống giáo dục theo định hướng đón đầu sự phát triển bền vững. Lựa chọn giảng viên có trình độ, có uy tín, có khả năng đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng đặt ra.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn kinh phí phải được cung cấp đầy đủ đảm bảo để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng cán bộ QLGD nói chung và bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng.

3.2.2. Đổi mới lập kế hoạch bồi dưỡng hướng đến mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay001 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)