1.5.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực cho Hiệu trưởng trường tiểu học Hiệu trưởng trường tiểu học
Chất lượng đội ngũ CBQLGD nói chung và đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng có vai trị đặc biệt quan trọng, vì vậy họ cần phải được bồi dưỡng một cách bài bản và có hệ thống. Bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học đang là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục tiểu học. Trước sự phát triển của xã hội hiện nay, năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của đổi mới giáo dục của đất nước. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất dễ nhận biết đó là trong suốt thời gian lao động nghề nghiệp của người Hiệu trưởng, tri thức khoa học, khoa học quản lý, khoa học quản lý giáo dục phát triển không ngừng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ địi hỏi người Hiệu trưởng phải không ngừng tự học và thường xuyên được bồi dưỡng để bổ sung và cập nhật những kiến thức khoa học quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Do đó, cơng tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học là việc phải thực hiện thường xun và có tính cấp thiết đối với các cấp quản lý giáo dục.
Thực tiễn hiện nay, đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học hầu hết được bổ nhiệm làm công tác quản lý từ những giáo viên giỏi và có năng lực chứ khơng được đào tạo về quản lý giáo dục ngay từ ban đầu tại các nhà trường, vì vậy, năng lực
quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học có nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học thì một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng cường công tác bồi dưỡng và đổi mới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, giúp cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học cập nhật, bổ sung kịp thời những kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu để nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ. Do đó, địi hỏi phải có hệ thống biện pháp quản lý để công tác này đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay.
1.5.2. Nội dung, chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học (xác
định theo khung năng lực ở mục 1.5.4.)
Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng đảm bảo khoa học, thực tiễn, cân đối, giữa lý thuyết với thực hành, giữa tính hàn lâm với thực tiễn, tính kế thừa truyền thống với hiện đại. Hình thức bồi dưỡng đa dạng và phong phú, cụ thể như sau:
Bồi dưỡng năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học (Bộ GD&ĐT ban hành năm 2011) gồm có 3 tiêu chuẩn hàm chứa 13 tiêu chí, 39 yêu cầu.
Bồi dưỡng năng lực theo quan điểm của lý thuyết quản lý hiện đại gồm có năng lực tư duy; năng lực xử lý công việc; năng lực làm việc với con người.
Bồi dưỡng năng lực theo đổi mới giáo dục gồm có: Năng lực lãnh đạo quá trình dạy học trong nhà trường; năng lực lãnh đạo phát triển chương trình; năng lực tìm kiếm, phát triển năng lực lãnh đạo cho giáo viên; năng lực lãnh đạo gắn kết các nguồn lực trong nhà trường.
Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học là hoạt động có mục đích nhằm cập nhật những kiến thức khoa học, nâng cao năng lực và nghiệp vụ quản lý theo yêu cầu của cấp học tiểu học. Hoạt động bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Hiện nay, có các chương trình bồi dưỡng như sau: Bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới quản lý nhà trường; bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới; bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ cho Hiệu trưởng.
trưởng trường tiểu học
1.5.3.1. Hình thức tổ chức bồi dưỡng
* Bồi dưỡng tập trung
- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
- Bồi dưỡng thông qua hội thảo theo cụm trường, các hội thi quản lý giỏi, người Hiệu trưởng giỏi.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. * Tự bồi dưỡng
Bồi dưỡng thông qua việc tự học, tự nghiên cứu, qua thăm lớp dự giờ.
* Kết hợp giữa bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng (đây cũng được coi là một phương pháp bồi dưỡng).
Bồi dưỡng có sự hướng dẫn của giảng viên, cán bộ chủ chốt, các chuyên gia, cán bộ quản lý giỏi và có kinh nghiệm.
Bồi dưỡng thơng qua các phương tiện nghe nhìn, trực tuyến qua truyền hình, qua mạng Internet.
Bồi dưỡng thơng qua tham quan học tập kinh nghiệm các mơ hình tiên tiến. Trong các hình thức bồi dưỡng trên, sự kết hợp giữa bồi dưỡng của các cơ quan quản lý với tự bồi dưỡng là vô cùng quan trọng, bởi nó phát huy được nội lực cá nhân, thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng cao độ của cá nhân trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của nhân loại để phát triển toàn diện năng lực cá nhân.
1.5.3.2. Phương pháp bồi dưỡng
Có các phương pháp bồi dưỡng sau đây:
Phương pháp thuyết trình để trình bày, giảng giải nội dung bồi dưỡng một cách hệ thống, thường được sử dụng khi truyền tải nội dung lý thuyết mang tính hệ thống, phức tạp.
Phương pháp đàm thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã có, những kinh nghiệm cá nhân và vốn sống của học viên. Qua việc trả lời câu hỏi sẽ giúp học viên nắm được kiến thức mới.
nhất định, mỗi nhóm nỗ lực hồn thành phần việc được phân công trên cơ sở hợp tác cùng làm việc nhóm. Kết quả làm việc sẽ được trình bày và đánh giá nhận xét trước lớp.
Phương pháp nêu vấn đề, nhằm huy động năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Thông qua giải quyết những mâu thuẫn của các tình huống có vấn đề, giúp lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
Phương pháp trực quan, sử dụng các phương tiện trực quan để giúp người học tiếp thu được tốt hơn; phương pháp viết đề tài, tiểu luận giúp người học đúc rút nhiều kinh nghiệm hay, bổ ích...phổ biến cho bạn bè, đồng nghiệp.
Phương pháp thực hành, trên cơ sở quan sát người dạy làm mẫu, kết hợp việc thực hiện theo mẫu dưới sự hướng dẫn của người dạy để hoàn thành các bài tập bồi dưỡng; giải quyết các tình huống quản lý. Thơng qua thực hành giúp cho người học củng cố kiến thức cũng như các kỹ năng cá nhân.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm xác định mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng và thái độ so với mục tiêu. Trên cơ sở đó phân loại người học và xác định các thơng tin phản hồi về q trình dạy và học. Giúp người dạy, người học và các cấp quản lý có những điều chỉnh phù hợp. Cần sử dụng kết hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau để có kết quả trung thực và khách quan.
Phương pháp tham quan, học tập các mơ hình tiên tiến, hiệu quả;…
Kết hợp các phương pháp bồi dưỡng trên để phát huy được ưu thế của phương pháp đồng thời hạn chế được những nhược điểm của từng phương pháp để đạt được hiệu quả, chất lượng bồi dưỡng.
1.5.4. Các lực lượng tham gia bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học
Lực lượng bồi dưỡng bao gồm đội ngũ chuyên gia đến từ các học viện, các trường đại học, viện nghiên cứu, Học viện Quản lý giáo dục; đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong công tác quản lý các nhà trường, quản lý các cơ quan GD&ĐT, các cơ sở giáo dục có bề dày thành tích trong giáo dục, dạy học.
1.5.5. Các nguồn lực cơ sở vật chất, tài liệu, kinh phí phục vụ bồi dưỡng
- Cơ sở vật chất: Hội trường, phòng chức năng, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng,…đa dạng, đủ chủng loại đảm bảo yêu cầu của nội dung, chương trình và