Quan hệ thươngmại giữa Việt Nam và Australia

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 52 - 59)

Hiệp định Thương mại hợp tác kinh tế Việt Nam - Australia được ký tháng 6/1990, kể từ đó, thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng lên nhanh chóng từ 40 triệu AUD năm 1989 lên đến gần 500 triệu AUD năm 1995. Và đặc biệt trong những năm chuyển giao thiên niên kỷ quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã vươn lên những đỉnh cao mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 2000 đạt 2,6 tỷ AUD, năm 2006 là 6,4 tỷ AUD (nguồn: phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam-VCCI)

Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Australia phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, cụ thể mỗi năm đạt mức tăng trưởng 25%. Từ năm 1992 cán cân thương mại giữa hai nước nghiêng hẳn về phía Việt Nam.

 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Australia

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Australia là dầu thô, hàng nông sản, dệt may, giày dép, thuỷ hải sản và rau quả. Trong đó dầu thơ chiếm phần lớn giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 87,1% - 1,8 tỷ AUD năm 2000 và đến năm 2002 là 2,6 tỷ AUD. Các mặt hàng khác như hải sản và gạo Australia nhập về không chỉ tiêu thụ tại Australia mà còn xuất sang các nước thứ ba; các loại hàng nông sản Việt Nam như: ngô vàng, mè, cà phê, hột điều, hạt tiêu và các loại gia vị như ớt, tỏi, bột nghệ, dầu dừa, cơm dừa,... đang được tiêu thụ mạnh tại Australia. Các mặt hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp như giầy dép, quần áo, đồ sơn mài... cũng đạt tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam rất được ưa chuộng ở Australia, kim ngạch thường tăng hơn 30% một năm trong năm năm trở lại đây. Trong những năm gần đây có thể nói hàng Việt Nam tràn ngập thị trường Australia. Tuy nhiên trong thực tế, có rất nhiều hàng xuất khẩu của Việt Nam phải vận chuyển qua Singapore và không phải lúc nào cũng được liệt kê như hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Nguồn: http://www.dfat.gov.au/geo/fs/viet.pdf

Cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia khá đa dạng và phong phú. Năm 2006, dẫn đầu về kim ngạch XK là 4 mặt hàng: dầu thô 4 090 triệu AUD, thủy sản 99 triệu AUD, thiết bị nóng lạnh 98 triệu AUD, đồ gỗ 79 triệu AUD1

Mặc dù dân số tương đối thấp, song Australia đang dần trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam: năm 2005, Australia là thị trường lớn thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

 Tình hình nhập khẩu từ Australia của Việt Nam

Mặt hàng xuất khẩu của Australia bao gồm cả hàng hoá và các sản phẩm chế tạo như ôtô nguyên chiếc, linh kiện, sắt thép các loại, các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật và giáo dục, các loại hoá chất, than mỡ; các loại thực phẩm: sữa bột, dầu bơ, đường, lúa mì, bột mì...

Kim ngạch Năm

Triệu AUD Tăng trưởng

2001 2154 - 2002 2219 3,4% 2003 2196 -1,1% 2004 2327 5,2% 2005 3562 53% 2006 5028 41,1%

Bảng 3: Nhập khẩu của Việt Nam từ Australia

Nguồn:http://www.dfat.gov.au/geo/fs/viet.pdf

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính của Australia năm 2006 gồm: vàng miếng

770 triệu AUD, đồng 195 triệu AUD, nhôm 72 triệu AUD, lúa mạch 63 triệu AUD.

 Đầu tư

Trong số các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, Australia là một trong những nước và vùng lãnh thổ đầu tiên hưởng tích cực chính sách đầu tư nước ngồi của Việt Nam. Tính đến tháng 10 năm 2007, Australia đã có 176 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1539,1 triệu USD, trong đó thực hiện được 936,6 triệu USD, đứng thứ 12 trong tổng số 64 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam1. Các dự án đầu tư của Australia chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bưu chính viễn thơng (43,2% đầu tư trực tiếp theo ngành của Australia tại Việt Nam), công nghiệp nặng (13%), công nghiệp thực phẩm (11,8%), văn hoá-y tế-giáo dục (10,6%), xây dựng (12,24%) và các dự án khác chiếm 5,2%. Các dự án đầu tư của Australia chủ yếu tập trung ở một số địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Hà Nội, TP Hồ Chí

1

Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=6209 Kim ngạch

Năm

Triệu AUD Tăng trưởng

2001 622 - 2002 591 -4,98% 2003 557 -5,7% 2004 689 23,6% 2005 721 4,6% 2006 1876 160,1%

Minh, Đà Nẵng và Đồng Nai. Chỉ riêng dự án ở 4 địa phương này đã chiếm 75,3% tổng số dự án và 81,6% tổng vốn đầu tư của Australia tại Việt Nam.

2.3. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Australia.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, cơ hội tham gia một sân chơi thương mại chung cho các doanh nghiệp được mở rộng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam có nhiều điều kiện đến với tay người tiêu dùng quốc tế hơn, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam sẽ đóng vai trị quyết định trong việc đẩy mạnh xuất khẩu đến các thị trường cao cấp trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản và Australia.

Hiện nay chưa có một con số cụ thể nào xếp hạng năng lực cạnh tranh về hàng hóa được thống nhất và hiểu rộng rãi trên thế giới cũng như thị trường Việt Nam, tuy nhiên phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra danh mục các hàng hóa được đánh giá là cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới.

Bảng 4:Năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, năm 2006 (1) Nhóm có khả năng cạnh tranh và đƣợc đánh giá là cạnh tranh hiệu quả:

1. Thuỷ sản, trái cây dặc sản (vải thiều, xoài, bưởi năm roi) 2. Một số đặc sản nông nghiệp (mè, măng khô)

3. Đường, tiêu, gạo, cà fê 4. May mặc, da giày 5. Đồ uống (rượu, bia)

6. Động cơ điêzen công suất thấp (<32 sức ngựa) 7. Giấy viết, photo

8. Bóng đèn,

9. Vỏ ruột xe hơi, xe gắn máy 10. Chất tẩy rửa

11. Biến thế, cáp điện 12. Du lịch

13. Dịch vụ xây dựng

14. Khống sản (dầu thơ, khí đốt, chronut...) 15. Hàng thủ cơng mỹ nghệ

(2) Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện:

1. Chè, cao su 2. Rau, hoa tươi

3. Thực phẩm chế biến (thịt, cá chế biến; bánh đậu xanh, kẹo dừa) 4. Lắp ráp đầu tư dân dụng

5. Một số sản phẩm cơ khí nhỏ 6. Một số hóa chất 7. Xi măng 8. Thịt heo 9. Dịch vụ ngân hàng 10. Dịch vụ viễn thông 11. Vận tải hàng không 12. Vận tải hàng hải 13. Kiểm tốn 14. Cơng nghiệp phần mềm 15. Dịch vụ bảo hiểm 16. Dịch vụ tư vấn 17. Dịch vụ chữa bệnh (3) Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp: 1. Mía đường 2. Bơng 3. Cây có dầu 4. Đậu nành 5. Bắp 6. Sữa bị

7. Gà chăn ni cơng nghiệp 8. Thép, phôi thép

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh của hàng hóa 2006, VCCI

Hàng hóa Việt Nam có khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước khác tại Australia hay khơng phụ thuộc vào 4 yếu tố: chất lượng, giá cả, phân phối và hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh.

2.3.1. Chất lƣợng sản phẩm.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu có chất lượng nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Australia, ngay cả các thị trường khó tính như Sydney và Melbourne. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam đặc biệt được ưa chuộng bởi trình độ tay nghề của nhân cơng Việt Nam cao, các mẫu thêu thủ công tỉ mỉ và độc đáo (đặc biệt là những mặt hàng thổ cẩm mang đậm nét văn hóa của các dân tộc vùng núi phía Bắc). Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu đồ gỗ của VN sang Australia - thị trường đứng thứ 11 trong các nước nhập khẩu đồ gỗ của VN - đang có nhiều thuận lợi, đạt kim ngạch gần 15 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngối.1

Bình quân mỗi năm, giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Australia đạt khoảng 800 triệu USD chủ yếu là đồ gỗ gia dụng, văn phịng, trang trí; đạt được điều này là do chất lượng gỗ Việt Nam đáp được nhu cầu sử dụng khắt khe của thị trường Australia (các mặt hàng gỗ trước khi nhập khẩu đều phải được hun trùng nghiêm ngặt, Australia cấm vận chuyển gỗ chưa qua kiểm định vào nước này).

Tuy nhiên chất lượng sản phẩm của Việt Nam chưa thực sự có một phong cách riêng, hay vượt trội so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ các nước châu Á khác. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu theo đơn đặt hàng hoặc đối với hàng dệt may, da giầy là các hợp đồng gia cơng chứ ít doanh nghiệp chủ động

tìm kiếm nhu cầu của thị trường quốc tế, sản xuất và xuất khẩu mặt hàng, phần vì hạn chế về vốn và nhân lực, phần vì khả năng chấp nhận rủi ro thấp. Mặt khác, việc đảm bảo chất lượng cho hàng hóa Việt Nam chưa đồng bộ nên nhiều khi xảy ra tình trạng ―con sâu làm rầu nồi canh‖ như đối với hàng thủy sản. Những doanh nghiệp xuất khẩu tôm với dư lượng thuốc kháng sinh vượt quá mức cho phép vào thị trường Australia đều là những doanh nghiệp nhỏ, không tham gia vào Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên khó can thiệp và có các biện pháp yêu cầu đảm bảo đúng chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thông báo, Cục Thanh tra và Kiểm dịch Australia (AQIS) vừa ra quyết định sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng Malachite Green trong thuỷ sản nuôi nhập khẩu. Theo quyết định này, tất cả thuỷ sản ni có mã số thuế quan tham chiếu theo AQIS (mã số 0302, 0303 và 0304) sẽ được lấy mẫu, kiểm tra Malachite Green và Leucomalachite Green. Đó là các sản phẩm thủy sản philê, bỏ đầu/bỏ ruột, nguyên con, đông lạnh hoặc ướp lạnh. Tỷ lệ kiểm tra là 5%. Khi nhập hàng vào, các nhà nhập khẩu hoặc nhà mơi giới phải xuất trình tờ khai của nhà sản xuất, nêu rõ thuỷ sản được nuôi hay đánh bắt từ tự nhiên. Nếu được khai là có nguồn gốc ni trồng, thì lơ thuỷ sản đó sẽ được lấy mẫu và kiểm tra dư lượng Malachite Green.1. Do đó, chất lượng hàng hóa Việt Nam tại thị trường Australia cần những nỗ lực từ cả phía các doanh nghiệp lẫn hoạt động đồng bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 52 - 59)