Những cư dân đầu tiên định cư ở Australia từ khoảng 40.000 năm về trước là những người da đen thuộc nhóm chủng tộc Australoid mà sau nay người châu Âu gọi
là những người Aborigine (thổ dân Australia). Nhưng đến năm 1788, những thực dân người Anh đầu tiên đặt chân đến Australia vẫn tuyên bố lục địa này là miền đất khơng có người và đây là vùng đất của Anh quốc. Từ đó lối sống trong xã hội Australia thoạt đầu thể hiện di sản của những người nhập cư từ Anh quốc. Tuy nhiên các phong tục dần thay đổi do những người nhập cư ngày một thích nghi với cuộc sống ở một đất nước rộng lớn và khí hậu độc đáo. Trong những năm tiếp theo, dân số của Australia đã tăng lên gấp đôi, thêm vào đó việc đổ xơ đi tìm vàng trong những năm 1850 đã đưa đến miền đất này những người di cư thuộc nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có nhiều người Trung Hoa. Tiếp đến, vào cuối Thế chiến thứ hai có một làn sóng những người nhập cư qui mô lớn vào Australia, mà chủ yếu từ các nước Italia, Hy Lạp, Nam Tư và Đức. Từ giữa những năm 1970 trở về sau dòng người di cư từ châu Á ngày càng nhiều, họ đến từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông. Ngày nay, trong thành phần dân tộc của Australia, 95% dân số có nguồn gốc châu Âu, 4% có nguồn gốc châu Á (trong đó 1% có nguồn gốc Việt Nam), còn lại 1% mang nét thổ dân.
Những dòng người nhập cư từ các quốc gia Châu Âu và Châu Á tới Australia từ sau Thế chiến II đã làm thay đổi và làm phong phú bộ mặt dân tộc Australia. Lối sống, phong tục, tập quán của họ đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội Australia. Điều này dẫn tới sự phát triển của một xã hội đa văn hố - Một cái bình trộn lẫn các sắc dân của hơn 100 dân tộc, nói hơn 90 ngơn ngữ khác nhau và có hơn 80 tơn giáo khác nhau.
2.1.2.2. Tôn giáo
Australia là một quốc gia thế tục khơng có tơn giáo chính thức nên những tín đồ của tất cả các tơn giáo đều có quyền tự do tín ngưỡng dưới sự đảm bảo của pháp luật nhưng chẳng mấy khi người ta phải dùng tới pháp luật để giải quyết tranh chấp tơn giáo. Điều này chủ yếu là vì bản chất thoải mái, vô tư của người dân Australia và cũng do vậy các nhóm tơn giáo ở Australia không tập trung ở những khu vực địa lý
Australia khuyến khích những người dân di cư giữ gìn bản sắc văn hoá và các hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng của họ.
Về thành phần tôn giáo, 26% dân Australia theo Giáo phái Anh, 26% theo Thiên chúa giáo La Mã, 24% các nhóm Cơ đốc giáo khác, 24% các tơn giáo khác bao gồm Đơng phương chính thống, Hồi giáo, Do Thái và Phật giáo.