Ảnh hƣởng của văn hoá kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 62 - 64)

hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng này.

2.4.1. Chất lƣợng sản phẩm.

Australia là một đất nước có thể nói là gần như khơng có sự phân chia giai cấp xã hội, không phải là một xã hội coi trọng vật chất nên các sản phẩm trên thị trường ít có sự phân tầng địa vị. Họ khơng mua một món hàng chỉ vì món hàng đó nói lên địa vị của họ trong xã hội, mà mua vì bản thân cảm thấy thích, thấy được những ưu điểm của mặt

hàng đó. Khách hàng Australia khó tính, u cầu về chất lượng sản phẩm cao nhưng họ

lại khơng có tư tưởng ăn chắc mặc bền mà thích sự đổi mới nên các nhà sản xuất phải khơng ngừng đổi mới sản phẩm, đa dạng hố sản phẩm. Điều này là một trở ngại đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam bởi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều chưa thực sự tìm tịi, cải tiến sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Australia. Chẳng hạn như việc dư lượng thuốc kháng sinh của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Australia không được xử lý đồng bộ và dứt điểm, khiến lòng tin của thị trường này với sản phẩm thủy sản Việt Nam bị lung lay. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp Việt Nam đạt được tiêu chuẩn về sản phẩm và phát triển khá bền vững: kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Thủy sản tăng 3,32%; Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta tăng 10,09%; Công ty TNHH Phương Nam tăng 39,65%... Những cơng ty này góp phần đáng kể làm tăng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 8 tháng đầu năm nay trên 205 triệu USD, tăng 8,41% so với cùng kỳ năm ngoái1. Sống trong một đất nước có thiên nhiên phong phú và đa dạng, nền nông nghiệp phát triển mạnh nên người Australia rất kỹ tính trong việc lựa chọn các mặt hàng thực phẩm. Họ cho rằng gia súc phải được chăn thả trên đồng cỏ và họ cũng cho rằng việc nhốt một con vật trong chuồng là một việc làm độc ác. Do đó, họ thích chọn thực phẩm có chất lượng được chế biến trên dây truyền công nghệ hiện đại, được làm từ ngun liệu ni trồng tự nhiên có đóng dấu của cơ quan kiểm dịch. Điều này gây ra một số khó khăn cho hàng hóa Việt Nam bởi hệ thống kiếm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa Việt Nam nhìn chung chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân Australia. Thêm vào đó, các sản phẩm nơng nghiệp từ Australia rất phong phú, nên hầu như ít có nhu cầu nhập khẩu hàng nơng sản, trong khi đó lại là thế

mạnh của hàng hóa Việt Nam. Thói quen tiêu dùng của người Australia chịu ảnh hưởng nhiều của lối sống phương Tây họ còn lựa chọn sản phẩm theo niềm tin và sự mê tín. Chẳng hạn như họ thích dùng đồ gỗ để trang trí và sử dụng trong nhà và ngoài

vườn cũng như tin rằng chạm vào gỗ thì sẽ xua đuổi được quỷ dữ. ở một số mặt hàng

mang tính chất mốt cao như quần áo, giầy dép người tiêu dùng Australia không phải là

nhóm khách hàng đi tiên phong như người Anh, mà họ thuộc số đông theo sau với tiêu chí phong cách ăn mặc đơn giản, thoải mái, gọn gàng. Bao bì, nhãn mác, kí hiệu, ngơn ngữ trên bao bì phải đáp ứng được các quy định về nhãn của cục Liên bang Australia (Australian Federal and State Government). Australia khơng coi việc đóng gói bao bì là một nghệ thuật nên giá trị của bao bì chỉ chiếm 4-5% giá hàng, ngơn ngữ trên bao bì bằng tiếng Anh.

Ở Australia, người tiêu dùng rất được tơn trọng và địi hỏi cao. Không chỉ các nhà bán lẻ và các đại lý, mà các nhà sản xuất ở đây cũng luôn lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng để đáp ứng đầy đủ yêu cầu cầu họ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)