Hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 61 - 62)

Việc quảng bá sản phẩm của sản phẩm là cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi tham gia thương mại quốc tế. Tuy nhiên phải thừa nhận hàng hóa Việt Nam cịn chưa cạnh tranh được với hàng hóa một số nước của Châu á tại thị trường Australia. Tuy chủng loại mặt hàng của Việt Nam khá đa dạng và phong phú, nhưng lại không tập trung vào một thế mạnh cụ thể nên chưa tạo được thương hiệu mạnh cho sản phẩm nước mình, chẳng hạn như chè của Sri Lanka, cà phê của Brazil, đồ sứ của Trung Quốc hay các sản phẩm từ sữa của New Zealand và Hà Lan. Các mặt hàng của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản chưa qua chế biến nên cũng hạn chế về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng mà thường chủ yếu đến các nhà cung cấp, hiện nay chủ yếu xuất khẩu dầu thô, gỗ thô và các sản phẩm đồ gỗ, rau quả vào thị trường Australia. Lý do một phần cũng do chi phí quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng ở nước ngồi khá cao so với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên mới đây, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng đã đầu tư một đoạn phim quảng cáo về Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với du khách nước ngoài. Đoạn phim 30 giây quảng bá du lịch Việt Nam sẽ được phát sóng định kỳ trên kênh truyền hình quốc tế CNN châu Á (bao

gồm cả Nhật Bản và Australia) bắt đầu từ ngày 10/10/2007 và kéo dài 3 tháng liên tiếp đến hết ngày 13/1/2008. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết CNN đã dành giờ vàng mỗi ngày 2 lần buổi sáng và buổi chiều để quảng cáo cho du lịch Việt Nam (theo giờ HongKong; ngày thường từ 7h-9h buổi sáng, 29h-24h buổi chiều, cuối tuần từ 9h- 12h buổi sáng, 19h-24h buổi chiều). Đây mới chỉ là hành động chung ở tầm vĩ mô, trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đẩy mạnh công tác hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh tại nước ngoài mạnh mẽ hơn nữa như thành lập các hiệp hội hàng Việt Nam tại các khu vực thị trường lớn để có những hoạt động thường xuyên để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Marketing trực tiếp- một hệ thống tương tác của marketing sử dụng một hay nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo (gửi thư trực tiếp, catalogue, marketing qua điện thoại, mua hàng qua hệ thống điện tử...) để tạo ra phản ứng đáp lại đo được và/ hoặc một vụ giao dịch tại bất kì địa điểm nào -cũng là một hình thức tiếp thị phổ biến và đang rất phát triển tại thị trường Australia. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng có thể xem xét đây như một cơ hội, một hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng, một hình thức quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ của mình tại thị truờng này.

Theo hiệp hội Marketing Australia, hình thức kinh doanh này đạt doanh số 6,8 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng khoảng 7 - 8 % / năm. Các con số của Uỷ ban Tư vấn Kinh tế Thương mại Australia (CEASA) cũng cho thấy, chi phí cho các hoạt động marketing trực tiếp tăng mạnh (15,6 % tương đương với khoảng 4,3 tỷ USD - năm 1999)1. Hiện nay mới chỉ có Kymdan và Hiệp hội xuất khẩu thủy sản (VASEP) bước đầu áp dụng các hình thức marketing trực tiếp tại thị trường Australia.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 61 - 62)