Việc lựa chọn trung gian phân phối phụ thuộc chủ yếu vào trình độ văn hố vật chất. Những nước có trình độ phát triển văn minh vật chất cao thì mức độ chun mơn hố cũng phát triển theo tỷ lệ thuận, trình độ chế biến và bảo quản hàng hoá đã đạt được những thành tựu nhất định. Khi đó, các nhà trung gian đến tận nơi sản xuất để lấy hàng, đóng bao bì và trả tiền nhằm giảm thiểu chi phí theo C&C. Hàng trong siêu thị vừa đảm bảo chất lượng, giá thành lại rẻ, hàng hoá nhãn hiệu phong phú, người tiêu dùng thích mua hàng ở siêu thị. Ngược lại, ở những nước đang phát triển, do trình độ phát triển không đồng đều, hệ thống phân phối kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến việc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về cả bao bì và sửa chữa, tức là thực hiện phương pháp bán buôn truyền thống. Trong xã hội này, giá cả hàng hoá ở những cửa hàng bách hoá lại thường rẻ hơn siêu thị. Sự nhạy cảm với thay đổi giá khiến cho những người phụ nữ lựa chọn mua hàng ở cửa hàng bách hố. Ví dụ, hệ thống phân phối của hàng hóa ở Trung Quốc cũng chưa phát triển đầy đủ và phân tán rất cao. Có rất ít các cửa hàng tự phục vụ mặc dù các cửa hàng bách hố và quốc doanh có thiết lập các siêu thị loại nhỏ. Tuy nhiên, chỉ những người có thu nhập cao trong xã hội là khách hàng của loại cửa hàng này.
Hệ thống phân phối chịu nhiều ảnh hưởng bởi cấu trúc xã hội. Ví dụ, ở các nước Châu Á và Ả Rập là những nền văn hố có nhóm gia đình mở rộng, sự ràng buộc giữa nhà cung ứng và khách hàng thường dựa trên mối quan hệ họ hàng, không kể khoảng cách xa hay gần. Những người ngồi gia đình có thể bị loại ra khỏi các giao dịch kinh doanh trong một số kênh phân phối đặc thù.
Tôn giáo cũng tác động tới việc lựa chọn trung gian phân phối và địa điểm bán. Ví dụ, vai trị của phụ nữ trong cơng việc cũng thường bị ràng buộc với tôn giáo, đặc biệt là ở Trung Đông, nơi họ không thể hoạt động như ở phương Tây. Do đó, họ chỉ có thể tiếp cận với phụ nữ các nước Hồi giáo thông qua các nữ nhân viên bán hàng, bằng biện pháp marketing trực tiếp và sử dụng các cửa hàng đặc biệt dành riêng cho phụ nữ.
Thậm chí, thể chế xã hội cũng làm thay đổi quyết định này. ở Việt Nam, trước 1986, kênh phân phối độc quyền thuộc về nhà nước. Sau 1986, thì mới tiến hành thực hiện được tự do phân phối.