Quan hệ ngoại giao Việt Nam Australia.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 50 - 52)

Ngày 26/2/1973, Việt Nam và Australia thiết lập quan hệ ngoại giao, đặt nền móng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, tháng 11/1994, Australia lập Tổng lãnh sứ quán tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ nắm quyền từ năm 1983 đến tháng 3 năm 1996, Cơng Đảng nắm quyền coi trọng chính sách phát triển quan hệ với Việt Nam, chủ trương từng bước cải thiện mối quan hệ, góp phần triển khai chính sách hồ nhập Châu Á. Từ khi Chính phủ Liên

đảng Tự do – Quốc gia lên nắm quyền (tháng 3 năm 1996), quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Nhiều năm qua, hai nước đã trao đổi các đồn cấp cao. Phía Việt Nam, các nguyên thủ quốc gia đến thăm chính thức Australia là Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm năm 1993, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm năm 1995, Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh (lúc đó là Chủ tịch Quốc hội) thăm tháng 3 năm 1998, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm đầu tháng 4 năm 1999 và nhiều đồn cấp bộ trưởng thăm Australia. Phía Australia thăm Việt Nam: Thủ tướng Paul Keatting, (Lãnh đạo Công Đảng đương nhiệm), thăm năm 1994; Phố Thủ tưởng kiếm Bộ trưởng Thương Mại Tom Fisher thăm năm 1996, Ngoại trưởng Downer đã 6 lần thăm (lần gần đây là tháng 7 năm 2003) và nhiều đoàn cấp Bộ trưởng khác.

Viện trợ phát triển (ODA) của Australia cho Việt Nam tăng từ khi Australia tuyên bố bắt đầu cung cấp viện trợ cho Việt Nam vào tháng 10 năm 1991, góp phần xố đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng nông thơn. Các dự án có hiệu quả như cầu Mỹ Thuận, Hỗ trợ quản lý tài nguyên nước, Chương trình phát triển nơng thơn tỉnh Quảng Ngãi, Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho phụ nữ và trẻ em, cung cấp nước sạch cho 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long... Hàng năm chính phủ Australia cấp cho Việt Nam 150 suất học bổng, đến nay đã có khoảng hơn 3000 người Việt Nam theo học tại Australia.

Những năm gần đây, quan hệ hai nước phát triển sang lĩnh vực an ninh quốc phòng, tháng 2/1999, Australia mở phòng Tuỳ viên quân sự tại Hà Nội và Việt Nam cũng đã cử Tuỳ viên quân sự tại Canberra.

Hai bên cũng đã kỳ nhiều Hiệp định quan trọng như Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (6/1990), Khuyến khích và bảo đảm đầu tư (3/1991), Tránh đánh thuế hai lần (4/1992), Hiệp định Hàng không (7/1995), Thoả thuận hợp tác phát triển (5/1993), Thoả thuận chung về hợp tác khoa học và công nghệ (5/1993), Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (8/1995), Cam kết hợp tác xây dựng cầu Mỹ Thuận (7/1995), Hiệp định lãnh sự (2003), Hiệp định về Du lịch và Vận tải biển

(2005), Australia cũng ủng hộ Việt Nam trong quá trình đàm phán thương mại song phương và đa phương trong tiến trình đàm phán để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 50 - 52)