Những khác biệt trong phong cách kinh doanh Khác biệt trong phong cách đàm phán

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 79 - 80)

- Khác biệt trong phong cách đàm phán

Là một dân tộc ở phương Đơng, với bản tính ưa sống hài hoà người Việt Nam thường chọn chiến lược đàm phán hợp tác, cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với nhau để đạt được một sự hợp tác giữa các đối tác, sao cho các bên đều có lợi. Do vậy, trong đàm phán, các đối tác Việt Nam thường hướng tới sự thoả thuận thông qua các nhượng bộ giữa các bên. Theo ông Tim Gauci, Giám đốc cơng ty Telstra Việt Nam: ―Trên thực tế có một sự khác biệt rất lớn giữa tính cách của người Australia và người Việt Nam. Người Việt Nam luôn muốn giữ mối quan hệ tốt, họ khơng thích làm phiền lịng người khác, họ thường nhượng bộ trong khi đó ngược lại, người Australia rất ưa tranh luận‖. Thêm nữa là nếu như các doanh nghiệp Australia luôn sẵn sàng giao dịch với một đối tác xa lạ, thì các doanh nghiệp Việt Nam rất e ngại khi phải làm việc với một đối tác mà họ chưa quen biết.

Ở Việt Nam, gia đình đóng một vai trị quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Vì vậy, cách tốt nhất để gây một bầu khơng khí thân thiện trong đàm phán giữa các đối tác Việt Nam là hỏi chuyện về gia cảnh, nhưng những điều này lại thường là cấm kỵ với phần lớn người Australia.

Vai trò của hợp đồng trong quan hệ làm ăn ở Việt Nam cũng có những đặc thù riêng của nó. Luật pháp Việt Nam chỉ công nhận hợp đồng bằng văn bản, liệt kê đầy đủ những gì mà hai bên đã thoả thuận. Nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam khơng ưa thích những hợp đồng chi tiết, với những nghĩa vụ chặt chẽ. Do thiếu kinh nghiệm trên thương trường, và quen làm ăn dựa trên cơ sở lòng tin, các doanh nghiệp Việt Nam không am hiểu ngôn ngữ luật pháp. Trái ngược với người Australia, một hợp đồng quá chi tiết, với những thuật ngữ quá xa lạ sẽ làm cho phía Việt Nam e ngại là phía bên kia có thể gài bẫy họ hoặc khơng tin tưởng họ. Các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ ưa thích những hợp đồng ngắn gọn, với những điều khoản chủ chốt.

Các điều khoản khác có thể sử dụng dựa trên những hợp đồng đã ký trước đó, hoặc thoả thuận miệng bổ sung.

Người Việt Nam cịn rất coi trọng tính tập thể, nên một đoàn đàm phán của người Việt Nam thường đông người và điều này cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của họ. Công việc này thường đòi hỏi nhiều thời gian và chịu ảnh hưởng nhiều bởi ý kiến của tập thể. Thông thường, trước khi ra quyết định, người Việt Nam thường xem xét mọi chi tiết có liên quan và cố gắng đưa ra một quyết định thoả mãn mọi áp lực xung quanh vấn đề này. Nếu tập thể khơng được tham khảo ý kiến trước, thì việc "đồng ý" vẫn đều có thể đổi thành "khơng đồng ý". Cách làm việc này có điểm tốt là dung hoà được ý kiến của mọi người trong cơ quan nhưng nhiều khi chậm trễ và rất phiền tối. Trong khi đó các nhà doanh nghiệp Australia lại thường ra quyết định dựa trên ý kiến cá nhân và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 79 - 80)