Những khó khăn tồn tại của hàng hóa Việt Nam trên thị trƣờng Australia.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 84 - 86)

- Khác biệt trong nội dung quảng cáo

3.2.2. Những khó khăn tồn tại của hàng hóa Việt Nam trên thị trƣờng Australia.

 Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Australia, trong những năm gần đây mặc dù

tốc độ tăng trưởng rất lớn song do chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn nên sự tăng trưởng này có ảnh hưởng rất nhỏ tới tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, tuy các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể khi thâm nhập vào thị trường Australia nhưng cho đến nay vẫn còn một số tồn tại vướng mắc của các nhà xuất khẩu.

 Nằm ở hai bán cầu khác nhau, Việt Nam và Australia có mùa vụ trái ngược

và có nhiều sản phẩm trái vụ để tăng cường trao đổi hàng lẫn nhau. Tuy nhiên trên thực tế doanh nhân hai nước vẫn chưa khai thác hết lợi thế địa lý này. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đa dạng và chủ yếu phụ thuộc vào một vài nhóm hàng sơ chế và chưa qua chế biến như dầu thơ và cà phê.

cịn kém. Hàng giày dép và may mặc của Việt Nam xuất vào Australia rất nhiều nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Italia, Hồng Kơng nên nhiều hàng hố của ta trên thị trường Australia dưới nhẵn mác của Đài Loan. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp chưa chú ý nhiều tới đăng ký và phát triển thương hiệu sản phẩm nên rất nhiều sản phẩm gia vị của Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, tương gừng... mang thương hiệu của Thái Lan. Điều này đã gây nhiều thiệt hại và hạn chế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang Australia.

 Thêm vào đó, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được hệ thống các tiêu chuẩn

kiểm dịch của Australia. Hai mặt hàng rau quả và hải sản tuy đang tăng trưởng với tốc độ cao nhưng do đây là hai mặt hàng chịu ảnh hưởng bởi các quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm của Australia nên vẫn còn hạn chế lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Tương tự, hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu mặt hàng chuối (gồm chuối tươi và chuối sấy khô) vào thị trường Australia song khối lượng còn thấp so với năng lực sản xuất của Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu dùng của thị trường Australia. Các mặt hàng hoa quả nhiệt đới như nhãn, vải, xồi, và thanh long có khả năng xuất khẩu lớn đều không được phép nhập khẩu vào Australia vì chưa hồn tất IRAs (Chỉ tiêu đánh giá phân tích rủi ro nhập khẩu).

 Ngoài ra, mỗi mặt hàng cụ thể nhập khẩu vào Australia đều phải thông qua

một kênh lưu thông riêng, và mức cộng lãi qua các khâu trung gian rất cao, làm cho mức chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ trên thị trường rất lớn so với các thị trường khác. Bên cạnh đó, hàng của Việt Nam phải quá cảnh qua Singapore do không có luồng tầu trực tiếp giữa hai nước, nên dẫn đến giá thành cao vì phải chịu cước phí lớn.

3.3. Giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia.

Mặc dù trên thế giới khái niệm văn hóa kinh doanh đã phổ biến thì ở Việt Nam hiện nay khái niệm này vẫn cịn mới mẻ. Xu hướng sử dụng văn hóa kinh doanh

như một phương thức cạnh tranh diễn ra như một xu hướng tất yếu trong kinh doanh quốc tế. Trong điều kiện đó, nhận thức của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam về văn hóa kinh doanh cịn thiếu. Do các doanh nghiệp nước ta chưa chú ý tới sự cần thiết tất yếu của văn hóa kinh doanh trong hoạt động của mình. Những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận, hiện không làm cho các doanh nghiệp chú ý tới vấn đề này hoặc coi là yếu tố phụ trợ. Các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành cũng mới chỉ chú ý tới các khía cạnh kinh tế xã hội và môi trường kinh doanh. Sự thiếu vắng và mờ nhạt của khía cạnh văn hóa trong các chính sách và cơ chế quản lý có nguyên nhân rõ ràng từ sự thiếu hụt trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách. Ngồi ra, vẫn cịn thiếu định hướng nhằm vào tạo dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng, tạo nên bầu khơng khí và dư luận đối với vấn đề này.

Việc nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh là việc làm cần thiết hiện nay. Hơn nữa để tiếp cận được với văn hóa của những thị trường xuất khẩu như Australia – một thị trường có văn hóa rất khác biệt với Việt Nam, khơng chỉ địi hỏi vấn đề nhận thức mà cịn cần những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước và những việc làm cụ thể từ phía doanh nghiệp. Nhằm thực hiện những mục tiêu đó, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 84 - 86)