Chính sách giá cả.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 64 - 66)

Vấn đề giá cả đối với người dân Australia khá quan trọng. Do thu nhập của người dân Australia khá khiêm tốn so với một số nước Châu Âu nên họ thường mua những sản phẩm có giá cả vừa phải. Thêm vào đó, người tiêu dùng Australia khơng cho rằng giá càng cao thì chất lượng hàng hố càng tốt, họ ít có thói quen chấp nhận bất cứ mức giá nào để mua được món hàng mà mình ưa thích. Những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp hay vừa phải chắc chắn sẽ phù hợp với thị trường này. Trong khi đó, hàng hố nhập khẩu vào Australia đều qua các khâu trung gian, ở mỗi cấp phân phối đều phải trả cộng lãi rất cao cộng với cước phí vận chuyển làm cho giá thành sản phẩm tăng lên rất nhiều. Ví dụ như mặt hàng đệm mút Kymdan của Việt Nam khi tham gia thị trường này cũng gặp phải những khó khăn về giá cả. Ơng Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sài Gòn - Kymdan cho biết: Muốn chen chân ở trị trường nước ngồi, bên cạnh việc có sản phẩm độc đáo, giá thành

cũng đạt mức tăng trưởng năm sau gấp đôi năm trước. Thế nhưng dù nóng lịng muốn chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp này không đi theo kiểu kinh doanh bột phát mà chọn giải pháp phát triển bền vững từng bước chứ không ồ ạt, bán phá giá, chậm mà chắc.

Các nhà nhập khẩu Australia, những người coi trọng lợi nhuận hơn thị phần, đang có xu hướng tìm kiếm bạn hàng mới thay thế bạn hàng truyền thống nhưng với điều kiện đối tác mới phải giảm giá 10% để nâng cao lợi nhuận cho họ. Do đó các nhà xuất khẩu phải có một chính sách giá cả hợp lý.

2.4.3. Chính sách phân phối

Thị trường Australia có một hệ thống phân phối hồn thiện có thể so sánh được với các nước phát triển khác. Nhà xuất khẩu có thể phân phối hàng hoá trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tác nhân chủ yếu trong hệ thống phân phối là các nhà phân phối, các đại lý và có thể thơng qua các hình thức đầu tư để đến các mạng lưới bán lẻ gồm cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng bán lẻ chuyên dụng, dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin. Thông thường các nhà nhập khẩu có trụ sở của mình tại các thành phố lớn như Sydney hoặc Melbourne, cùng với hệ thống các chi nhánh và văn phòng đại diện tại hầu hết các bang và các vùng lãnh thổ. Trừ phi nhu cầu về hàng hố có giới hạn hoặc chỉ hạn chế trong một lãnh thổ nhất định, các nhà nhập khẩu thường có đại diện của mình tại thủ phủ các bang, và có thêm nhiều các đại lý phân phối uỷ nhiệm, phần lớn các đại lý kinh doanh theo hình thức phân phối mặt hàng nhập khẩu. Tại Australia, mỗi mặt hàng đều có kênh phân phối riêng. Ví dụ, mặt hàng bánh mứt kẹo, 55% lượng tiêu thụ hàng bánh mứt kẹo thường thông qua các siêu thị và tỷ lệ này ngày càng tăng; 45% còn lại tiêu thụ qua các đại lý sữa, cửa hàng bách hoá và đại lý bánh kẹo. Tốc độ phân phối bánh mứt kẹo qua Internet chậm. Cole Myer với Colesonline và Woolworths với Woolworthsonline là hai siêu thị trực tuyến chính, đều có mạng lưới phân phối của riêng mình. Nhiều mặt hàng mới của Việt Nam có triển vọng thâm nhập vào thị trường úc như nhựa gia dụng, đồ gỗ, hàng may mặc, hải sản, … Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

chưa đủ sức để áp đảo đối thủ trên thị trường này. Đối với những nhà cung cấp mới mà mặt hàng mới, các nhà tiêu thụ ở Australia đã quen đã quen với tập quán là được giảm giá khoảng 5% so với giá thị trường. Đây thực sự là thách thức lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, vì hàng của Việt Nam thường đắt hơn hàng cùng loại của Trung Quốc trên thị trường Australia.

Do Australia là một quốc gia phát triển, nên người dân có thói quen mua sắm các mặt hàng đồ gia dụng, quần áo, giấy dép thường được bày bán ở các cửa hàng chuyên dụng hay cửa hàng bách hoá, các mặt hàng thực phẩm ở siêu thị. Các cửa hàng, siêu thị phục vụ 24/24h ngày càng đóng vai trị quan trọng trong kênh phân phối vì người Australia ngày càng có ít thời gian cho mua sắm. Do đó, họ thường lựa chọn những nơi dễ mua hàng nhất vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Những cửa hàng kiểu này đang đáp ứng tới 20% nhu cầu của thị trường thực phẩm và đồ uống.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa việt nam (Trang 64 - 66)