- Khác biệt trong nội dung quảng cáo
3.3.2.1. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng văn hóa kinh doanh
Trước hết phải khẳng định: nhà nước chỉ có thể định hướng chứ khơng thể đưa ra kiểu văn hóa kinh doanh riêng cho từng doanh nghiệp được, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Tự bản thân các doanh nghiệp phải xác định xây dựng văn hóa kinh doanh cho mình. Bởi như phần lý luận ở trên đã nói, văn hóa kinh doanh sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước thường có điều kiện kinh tế hơn để quan tâm tới vấn đề này tuy nhiên họ lại mắc bệnh trì trệ, ỷ lại và bị phụ thuộc nếu muốn tạo ra văn hóa kinh doanh của riêng mình. Trong khi các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì lại cho văn hóa kinh doanh là vấn đề xa xỉ, khơng quan tâm. Nói chung các doanh nghiệp Việt Nam thường hành động theo lối cư xử chung, nghĩa là tuân theo
những ―luật bất thành văn‖ như chạy chọt, tham nhũng... Vì vậy, quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Điều này chỉ có thể dựa trên sự tự giác của doanh nghiệp – vì pháp luật chưa điều chỉnh được. Q trình tự giác đó phụ thuộc vào người lãnh đạo của doanh nghiệp. Người lãnh đạo giỏi có đạo đức sẽ là tấm gương để tồn bộ doanh nghiệp noi theo. Chính anh ta sẽ đóng vai trị chủ yếu tạo dựng và phát huy văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán quốc tế sau khi chọn ra cho mình được người lãnh đạo như vậy thì sẽ có nhận thức về sự cần thiết của văn hóa kinh doanh, xác định cho mình một lối kinh doanh có văn hóa, tuân thủ pháp luật và phù hợp với văn hóa dân tộc. Có thể q trình xây dựng này khơng làm được ngay mà phải từ từ, nhưng điều quan trọng là nó được đã được tiến hành.