Đặc điểm trường THPT Bùi Thị Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)

Trường THPT Bùi Thị Xuân trước đây là Trường Tư thục Nguyễn Bá Tòng (thành lập ngày 02/01/1958) do Nhà thờ Bùi Chu xây dựng và tổ chức

dạy học. Sau năm 1976 trường được chuyển giao cho Sở giáo dục và đào tạo quản lý để tổ chức dạy học (theo quyết định số 808/QĐ-UB ngày 22/5/1978 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh về việc quốc lập hóa trường Tư thục Nguyễn Bá Tịng) và đổi tên thành trường PTTH Bùi Thị Xuân

- Qui mô số lớp học trong nhiều năm nay là 42 lớp (Khối 10 : 14 lớp, khối 11 : 14 lớp và khối 12 : 14 lớp) với khoảng trên dưới 1900 học sinh và một đội ngũ CB-GV-CNV gồm 126 người.

- Trường THPT Bùi Thị Xuân đóng trên địa bàn Quận 1, là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, có ưu thế về trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Phần lớn phụ huynh quan tâm chăm lo cho việc học tập của học sinh. Hơn 80% giáo viên có thâm niên cơng tác từ 10 năm trở lên, lực lượng giáo viên ổn định. Tuy nhiên, số giáo viên đến độ tuổi nghỉ hưu trong thời gian gần đây khá nhiều ảnh đến chất lượng và sự ổn định của nhà trường. Trường được sự quan tâm chăm lo của Sở, chính quyền địa phương và Ban Đại diện cha mẹ học sinh. Tập thể sư phạm nhà trường đồn kết gắn bó, hết lịng vì học sinh thân u, ln cố gắng khắc phục mọi khó khăn trong cơng tác với quyết tâm xây dựng nhà trường thành “trường học thân thiện, học sinh tích cực” với hiệu quả giáo dục khơng ngừng nâng cao.

Trường THPT Bùi Thị Xuân trong nhiều năm qua đã giữ vững truyền thống dạy tốt, học tốt, phấn đấu khắc phục khó khăn và đạt nhiều thành tích cao được lãnh đạo, phụ huynh và xã hội tín nhiệm. Chất lượng giáo du ̣c toàn diê ̣n không ng ừng tăng lên trong 5 năm trở lại đây: có xếp hạng điểm bình qn tuyển sinh Đại học trong cả nước thuộc Top 60 và trong thành phố ở Top 7. Nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi HSG cấp thành phố, Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố và Quốc gia, Hội thi Văn nghệ do Sở tổ chức,....

2.1.3.1. Những mặt mạnh:

Về đội ngũ giáo viên: Cho đến nay nhà trường có đội ngũ giáo viên là

126 giáo viên trong đó có 112 giáo viên đạt trình độ chuẩn và 14 đạt trình độ trên chuẩn. Ban giám hiệu có 3 thành viên, là những người năng động, sáng

tạo, có năng lực chuyên môn, nhạy bén với những biến đổi của môi trường nên luôn ứng xử phù hợp và tạo được sự đồng thuận của các thành viên trong nhà trường. Bên cạnh đó Ban giám hiệu ln dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có phong cách lãnh đạo dân chủ, biết lắng nghe chọn lọc và phân tích các nguồn thơng tin để có những quyết định hợp lí trong giải quyết cơng việc và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hầu hết các giáo viên đều tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Ngồi ra nhà trường cịn động viên, tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên tham gia học sau đại học như hỗ trợ kinh phí đào tạo, giảm giờ dạy, hỗ trợ về tài liệu. điều này đã động viên kịp thời đối với giáo viên, giúp họ yên tâm học tập.

Về học sinh: Nhà trường có tổng số 1802 học sinh chia thành 41 lớp

trong đó có 14 lớp 10, 14 lớp 11 và 14 lớp 12. Hầu hết các em đều có nhận thức tốt về nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức của mình.

Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp, các

ngành, nhà trường được xây dựng trên diện tích 3.891m2 gồm 55 phòng học với đầy đủ hệ thống chiếu sáng và các phương tiện dạy học hiện đại, 07 phịng học bộ mơn với đầy đủ trang thiết bị phục vụ bao gồm các phòng Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ, Tin học, một thư viện đạt chuẩn với nhiều đầu sách báo, tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh, khối văn phòng được xây dựng với đủ phòng làm việc của lãnh đạo, các phòng làm việc của các bộ phận chức năng, phòng họp, phòng giáo viên, phịng Cơng đồn, Đồn thanh niên, phịng y tế, phịng giám thị. Diện tích sân chơi, sân thể dục rộng đủ đáp ứng cho nhu cầu học tập và vui chơi của học sinh. Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy nhà trường đủ để đáp ứng cho nhu cầu học tập, sinh hoạt và rèn luyện của gần 2000 học sinh.

Về vấn đề dạy và học: Nhà trường luôn chú ý tới việc xây dựng kế

hoạch trên các mặt công tác, các chuyên đề thao giảng chuyên môn được tổ chức thường xuyên hàng tháng và ngày càng có chất lượng cao cả về hình

thức, phương pháp cũng như nội dung, đáp ứng được nhu cầu học tập tại chỗ, nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ GV và luôn chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá trong đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Các hoạt động bổ trợ như hoạt động GDNGLL, hoạt động Hướng nghiệp được quan tâm chỉ đạo tổ chức thường xuyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Về việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Nhà

trường đã phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chính quyền địa phương trong việc quản lí học sinh giúp cho ba môi trường giáo dục được phối hợp chặt chẽ, phát huy được hiệu quả. Nhà trường thường xuyên tổ chức gặp mặt phụ huynh vào các kì học, lập sổ liên lạc điện tử để phụ huynh học sinh có thể nắm chắc được các thơng tin về con em mình. Trường cịn phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đồn thể ở địa phương như Đồn thanh niên, cơng an...để giúp phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tạo môi trường học tập an toàn cho học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức hoạt động xã hội, các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên và học sinh như tham gia các hoạt động tham quan, hội trại tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ nhằm giúp học sinh có mơi trường vui chơi lành mạnh, giúp thư giãn sau mỗi giờ học căng thẳng, giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh và giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.1.3.2. Những hạn chế

Đội ngũ cán bộ giáo viên: Một số ít giáo viên cịn thụ động, chưa nhiệt

tình, thiếu kinh nghiệm trong cơng tác, chưa quan tâm sát sao đến từng đối tượng trong giảng dạy cũng như giáo dục, xử lý các tình huống sư phạm chưa hiệu quả. Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu còn một số hạn chế nhất định, chưa chủ động tuyển chọn được nhiều cán bộ giáo viên có năng lực chun mơn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao. Việc đánh giá chất lượng giáo dục cịn mang tính hình thức chưa thực thực sự phù hợp với năng lực, trình độ cũng như khả năng của một số giáo viên.

Về học sinh: Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm một

bộ phận học sinh chạy theo lối sống thực dụng, ham chơi ảnh hưởng đến việc rèn luyện cũng như ý chí phấn đấu của học sinh. Nhiều học sinh còn chưa xác định rõ mục tiêu học tập của mình, cịn thụ động khi tham gia các hoạt động của nhà trường, nhất là các hoạt động rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh.

Cơ sở vật chất: Mặc dù được các cấp quan tâm đầu tư nhưng một số

hạng mục được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, ảnh hưởng ít nhiều đến việc tổ chức các hoạt động. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, một số thiết bị đã lạc hậu, kém chất lượng chưa đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu giáo dục. Như vậy, cơ sở vật chất, năng lực tài chính hiện tại của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo chất lượng cao như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)