1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trong
phổ thơng trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
1.3.1.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức
Mục tiêu GDĐĐ là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trở thành một cơng dân tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước
Mục tiêu của giáo dục đạo đức là chuyển hoá những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.
- Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức.
- Về thái độ tình cảm: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lịng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc với hiện thực xung quanh. Để các em có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức, phi đạo đức trong xã hội và có thái độ đúng đắn về hành vi đạo đức của bản thân.
- Về hành vi: Có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực.
1.3.1.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông giai đọan cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
* Nhiệm vụ của hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong các trường THPT
- Giáo dục ý thức đạo đức.
Cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất đạo đức, những yêu cầu của xã hội đối với hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, từ đó giúp học sinh ý thức được và có trách nhiệm trước hành vi đạo đức của mình trong các mối quan hệ xã hội.
- Giáo dục tình cảm niềm tin đạo đức.
Qua quá trình giáo dục khơi dậy ở người học những rung động, xúc cảm trước hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng, biết đồng cảm, chia sẻ với người khác và có niềm tin vào đạo lý, vào những điều tốt đẹp của cuộc sống từ đó có thái độ ứng xử đúng đắn trước các diễn biến phức tạp của đời sống xã hội.
- Giáo dục hành vi thói quen đạo đức.
Là quá trình tổ chức rèn luyện đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm tạo thói quen, tạo lập được hành vi đạo đức đúng đắn, trở thành phẩm chất của nhân cách, trở thành thói quen nhân cách bền vững.
Những phẩm chất con người Việt Nam thế kỷ XXI:
Đảng và Nhà nước ta trong suốt mấy thập kỷ nay, đặc biệt là trong những năm gần đây khi chúng ta bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhiều lần khẳng định vai trò của nhân tố con người đối với sự phát triển của đất nước. Hội nghị trung ương 4 – khoá VII và hội nghị trung ương 2 - khoá VIII đã khẳng định một lần nữa: “ Những giá trị lớn lao và ý nghĩa
quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của mỗi quốc gia… ”
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX khẳng định tiếp tục: “phát huy nhân tố con người để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố ”.
Thời đại công nghiệp và hiện đại, thời đại của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người nhân văn, con người công nghệ, trên cơ sở phát triển thể lực tốt, khả năng thích ứng cao.
kỉ XXI như sau:
+ Con người có bản chất nhân văn – nhân bản – nhân ái trong quan hệ với con người, với cộng đồng
+ Con người có đầu óc khoa học và duy lý, biết sử dụng các quy luật để xây dựng cuộc sống.
+ Con người có nhân cách cơng nhân, ý thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân, có ý thức và hành vi pháp luật, có ý thức bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn và phát huy truyền thống, tinh hoa của dân tộc mình trong q trình hồ nhập với nền văn minh nhân loại.
+ Con người lao động có tay nghề cao, sáng tạo ra các giá trị để làm giàu cho mình, cho xã hội.
+ Con người có cá tính và bản sắc riêng, thể hiện rõ bản lĩnh, có hồi bão, có ý chí, năng động, nhanh thích nghi và sáng tạo trong cuộc sống, ganh đua quyết liệt và từng con người được phát triển cao và hịa hợp với xã hội thì tập thể cộng đồng mới có sức mạnh, có chất lượng, mới phù hợp với những đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới của đất nước
Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trong
giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
+ Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác – Lê Nin, tư tưởng đạo đức CM Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức, nhân văn, nhân bản của tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình
+ Trên cơ sở đó, thơng qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh CM của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối sống theo con đường XHCN
+ Thấm nhuần chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỉ cương nề nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người
giá trị đạo đức XHCN. Biến các giá trị đó thành ý thức tình cảm hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày.
+ Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân, hình thành và phát triển ý thức đạo đức, rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức. Phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại.
Nhiệm vụ của q trình GDĐĐ này khơng những định hướng cho các hoạt động GDĐĐ mà còn định hướng cho hoạt động dạy học nói chung, dạy mơn đạo đức, GDCD nói riêng.