Nâng cao chất lượng các mơn học có ưu thế trong giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 85)

2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh

3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

3.2.6. Nâng cao chất lượng các mơn học có ưu thế trong giáo dục đạo đức cho học

đạo đức cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu

Thông qua các môn học giúp:

+ Cung cấp cho các em vốn tri thức về đạo đức học. + Định hướng cho quá trình phát triển nhân cách của HS.

+ Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ với mọi người, với tự nhiên và với xã hội.

3.2.6.2. Nội dung

Thông qua các môn khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là môn GDCD, học sinh được trang bị kiến thức tối thiểu về các vấn đề chính trị xã hội như lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự vận động và thể phát triển của tự nhiên và xã hội, về xây dựng CNXH ở Việt Nam, về các giá trị đạo đức

truyền thống của dân tộc và nhân loại như tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu, nghĩa vụ, lương tâm, các kiến thức về kinh tế, pháp luật, quyền và nghĩa vụ của cơng dân. Bên cạnh đó, thơng qua mơn học tự nhiên cịn giúp cho các em có thế giới quan rộng mở và phong phú từ đó giúp các em càng say mê hơn nữa trong học tập và rèn luyện.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

- Đối với bộ môn GDCD:

Đây là mơn học có ưu thế nhất trong vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, hệ thống kiến thức trong đó rất đa dạng phong phú thuộc nhiều lĩnh vực và nhiều ngành khoa học khác nhau trong tất cả các mặt của đời sống xã hội như: Triết học, kinh tế chính trị học, đạo đức học. Thông qua môn học này, học sinh sẽ được nâng cao nhận thức lý luận về triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng và thể phát triển kinh tế, văn hố xã hội, về tình bạn, tình u, hơn nhân, gia đình. giúp cho học sinh hình thành những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn một số giáo viên trong đó có cả một số cán bộ quản lý cho rằng đây là “môn phụ”, ai cũng dạy được nên hiệu quả giảng dạy lại càng hạn chế. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng ta cần chú trọng đầu tư đúng mức hơn đến một mơn học có nhiều lợi thế trong q trình giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.

Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 Ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT, trong đó nêu rõ giáo viên dạy môn GDCD sẽ tham gia cùng GVCN lớp trong việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Đây là điểm rất mới trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác:

Thông qua các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, ... cũng có nhiều thuận lợi để lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức cho các em. Các môn

học này giúp học sinh nâng cao hiểu biết về truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tình yêu quê hương đất nước, yêu CNXH, về những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc, về lòng dũng cảm, nhân đạo, nhân ái, vị tha. Thông qua những áng văn, thơ, qua những nhân vật văn học giúp bồi đắp những phẩm chất đạo đức cho học sinh, đồng thời giúp các em tiếp thu, học tập, vận dụng vào các hành vi ứng xử hàng ngày.

- Đối với các môn khoa học tự nhiên:

Nhiều khi trong tiềm thức của GV hay cả học sinh thường cho là các môn khoa học tự nhiên ít có ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức mà cho rằng các mơn học đó chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức khoa học thuần tuý.

Trong quá trình giảng dạy nếu GV biết kết hợp giữa kiến thức bộ môn với thế giới quan, nhân sinh quan thì học sinh sẽ thấy được ý nghĩa, vai trị của từng mơn học vào khoa học và đời sống. Từ đó có một tầm nhìn rộng mở, có niềm tin vào khoa học, tự xác định được ý thức của mình trong việc xây dựng một mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội lành mạnh. Đóng góp sức mình xây dựng một thế giới phát triển bền vững.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Như vậy, có thể thấy muốn nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường, người lãnh đạo phụ trách đức dục cần phải luôn theo dõi, bám sát hoạt động này; cần có biện pháp quản lý phù hợp sao cho mỗi GV đều phấn khởi đem tâm huyết của mình thổi hồn cho mỗi tiết học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 85)