Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

thi đua, mỗi tập thể lớp và cá nhân phải cố gắng vươn lên, có ý thức trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nội dung thi đua, phấn đấu lập thành tích cao.

+ Phương pháp khen thưởng, trách phạt: Khen thưởng cá nhân và tập thể có q trình phấn đấu tốt, đạt thành tích cao, có những hành động và việc làm đẹp, có tác dụng kích thích, động viên q trình tu dưỡng phấn đấu của mỗi cá nhân HS.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. thông.

1.4.1. Mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức.

Ở bất kỳ một nhà trường phổ thông nào cũng phải làm tốt hai nhiệm vụ “Dạy chữ” và “Dạy ngƣời”. Quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường là hướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho người học.

Mục tiêu của quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là làm cho quá trình GDĐĐ vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS. Mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐ gồm:

+ Về nhận thức: Giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản lý GDĐĐ.

+ Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng đắn trước hành vi của bản thân, ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật và trái với truyền thống lễ giáo, đạo đức dân tộc Việt Nam.

+ Về hành vi: Mọi người tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tự giác rèn luyện, tu dưỡng bản thân theo chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và tham gia tích cực quản lý việc GDĐĐ cho HS.

1.4.2. Nội dung và phương pháp quản lý giáo dục đạo đức.

1.4.2.1. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức.

Nội dung quản lý giáo dục đạo đức được xây dựng trên 4 chức năng của Quản lý nói chung là: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức.

* Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức

Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học của ngành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường để xác định mục tiêu và các hoạt động đạt mục tiêu trong hoạt động giáo dục đạo đức. Như vậy khi lập kế hoạch người quản lý cần phải chú ý:

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dục. Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp.

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.

- Thành lập được ban chỉ đạo cụ thể, để theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

dựng được kế hoạch quản lý trong q trình GDĐĐ nó bao gồm các loại kế hoạch sau:

- Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm - Kế hoạch hoạt động theo chương trình

- Kế hoạch hoạt động theo các mặt hoạt động xã hội

Nói tóm lại, các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát tính cụ thể và tính khả thi.

* Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh sau khi đã lập xong kế hoạch, đó là lúc cần phải chuyển hoá những ý tưởng thành hiện thực.

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành nên cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường để giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của nhà trường về giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, các thành viên và các bộ phận cần được giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân cơng trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Trên cơ sở văn bản kế hoạch và cơng tác tổ chức đã có, thực hiện việc hướng dẫn cơng việc, theo dõi, giám sát, động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của từng cá nhân và mỗi bộ phận thực hiện kế hoạch GDĐĐ đã có. Cụ thể, cần chỉ đạo:

Hoạt động GDĐĐ thông qua các môn học trong nhà trường giúp cho học sinh hiểu biết về các khái niệm thuộc phạm trù đạo đức, nắm được các mức hành vi trong ứng xử, trong các quan hệ, từ đó có hành động đúng.

Hoạt động GDĐĐ thông qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp đó là các hình thức hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội - chính trị, hoạt động thể dục thể thao nhằm giáo dục cho học sinh những tri thức khoa học thực tế, những

chuẩn mực đạo đức, kỹ năng giao tiếp nhằm xây dựng và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

* Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức

Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức đề cập đến phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo rằng các hoạt động phải được tuân thủ, phù hợp, nhất quán với những kế hoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã xây dựng. Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm giúp ta thấy được những gì cịn tồn tại, những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần được giải quyết. Việc kiểm tra giúp người quản lý nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót; khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan; thu thập những thông tin để điều chỉnh những tác động quản lý, kiểm nghiệm các quyết định. Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan, chính xác cần phải có chuẩn. Vì vậy cần coi trọng việc xây dựng các chuẩn để kiểm tra đánh giá. Từ đó xây dựng các cơng cụ đánh giá phù hợp, các thủ tục quy trình đánh giá hợp lý hiệu quả.

1.4.2.2. Phương pháp quản lý giáo dục đạo đức.

Các phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và tiềm năng có được của hệ thống) và khách thể quản lý (các ràng buộc của môi trường, hệ thống khác …) để đạt được các mục tiêu quản lý đề ra. Chỉ thông qua và bằng phương pháp quản lý mà các mục tiêu, chức năng nhiệm vụ, quản lý mới đi vào cuộc sống, biến thành thực tiễn phong phú, sinh động, phục vụ lợi ích con người. Người ta thường sử dụng một số phương pháp quản lý dưới đây:

* Phương pháp tổ chức hành chính

Là phương pháp tác động trực tiếp của hệ quản lý (chủ thể quản lý) đến hệ bị quản lý (đối tượng quản lý) bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý.

Phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của hội đồng hội đồng giáo dục, hội đồng sư phạm…. Các Nghị quyết, quy định mang tính chất bắt buộc yêu cầu các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh THPT: cán bộ quản lý Sở, Đồn thể và các tổ chức chính trị

xã hội, nhà trường, gia đình, cán bộ giáo viên và HS phải thực hiện.

Phương pháp tổ chức hành chính là rất cấp thiết trong cơng tác quản lý, nó được xem như những biện pháp quản lý cơ bản nhất để xây dựng nề nếp, duy trì kỷ luật trong ngành giáo dục, nhà trường, buộc các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức và học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình.

* Các phương pháp tâm lý - xã hội

Là những cách thức tác động của người quản lý tới người bị quản lý, nhằm biến những yêu cầu của các cấp quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người bị quản lý. Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý. Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của mọi người, đồng thời tạo ra bầu khơng khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Các phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: Giáo dục, Thuyết phục, Động viên, Tạo dư luận xã hội, Giao công việc yêu cầu cao …

Nhóm phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo. Ưu điểm của nhóm phương pháp này là phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức, nói chung là phát huy được nội lực của cá nhân và tập thể. Vận dụng thành công phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của nhóm phương pháp này phụ thuộc lớn vào nghệ thuật của người quản lý.

* Các phương pháp kinh tế

Là sự tác động một cách gián tiếp của người bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia cơng việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của các lực lượng thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh THPT với những kích thích có tính địn bẩy. Kích thích việc hồn thành nhiệm vụ bằng lợi ích kinh tế có ý nghĩa to lớn đối với tính tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài

nhà trường. Tạo động cơ mạnh cho hoạt động, mang lại lợi ích thiết thực và phát huy tính sáng tạo, nâng cao tính tự giác độc lập của mỗi tập thể, cá nhân trong cơng việc. Bản thân việc kích thích vật chất cũng đã chứa đựng sự cổ vũ về tinh thần. Đó là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động, phẩm chất, năng lực của mỗi người. Bằng nguồn kinh phí của nhà trường xây dựng cơ chế thưởng phạt trong quản lý nói chung và quản lý hoạt động GDĐĐ nói riêng, khen thưởng xứng đáng cho những tập thể, cán bộ giáo viên có thành tích trong hoạt động GDĐĐ cho HS, đồng thời khiển trách phê bình, cắt thi đua đối với tập thể, những cán bộ giáo viên thiếu trách nhiệm trong GDĐĐ học sinh (nhất là GVCN).

Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp hành chính – tổ chức. Hai phương pháp này luôn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau. Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của cán bộ giáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)