Nội dung, con đường và phương pháp giáo dục đạo đức trong trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 39)

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

1.3.4. Nội dung, con đường và phương pháp giáo dục đạo đức trong trường trung

trường trung học phổ thông.

1.3.4.1. Nội dung giáo dục đạo đức trong trường trung học phổ thông.

Nội dung GDĐĐ là những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc những giá trị đạo đức cấp thiết của con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở kế thừa những chuẩn mực đạo đức truyền thống, kết hợp với lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung GDĐĐ bao gồm những vấn đề sau:

Giáo dục ý thức chính trị: là ý thức về quyền lợi giai cấp, sự tồn vong

và giàu mạnh của đất nước về vai trò của đất nước trong quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Nó bao hàm ý thức về chủ quyền dân tốc, về tồn tại và toàn vẹn lãnh thổ, về sự giàu mạnh của đất nước, về đường lối lãnh đạo và chiến

lược phát triển đất nước của Đảng và Chính phủ, sự tuân thủ chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia, về thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ trong cuộc sống, học tập, lao động, nghĩa vụ quân sự, ...

Giáo dục ý thức pháp luật: thể hiện ở việc tham gia xây dựng các bộ luật, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp, đấu tranh để pháp luật được thực hiện công minh, quyền được bảo hộ của luật pháp.

Giáo dục ý thức đạo đức: thể hiện ở sự nhận thức và thực hiện các quy

tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận về thiện, ác, lẽ phải, công bằng, văn minh, lương tâm, trách nhiệm, mục đích cuộc sống, nếp sống, lối sống, trong gia đình, trong tập thể, trong cộng đồng và xã hội, ...

Phát triển ý thức đạo đức: trang bị cho học sinh những hiểu biết, niềm

tin về các chuẩn mực, các quy tắc đạo đức như giáo dục ý thức sống; giáo dục lối sống cá nhân; giáo dục ý thức về các mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể và ngồi xã hội; giáo dục ý thức về cuộc sống lao động sáng tạo; giáo dục về nghĩa vụ lao động và bảo vệ tổ quốc.

Bồi dưỡng tình cảm đạo đức: hình thành và phát triển những xúc cảm,

tình cảm đạo đức trong sáng; xây dựng niềm tin đạo đức dựa trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa nhận thức và tình cảm đạo đức đã đạt được. Từ đó hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm phù hợp với địi hỏi của xã hội.

Giáo dục hành vi đạo đức: trang bị cho học sinh những nhu cầu nhận

thức đạo đức và văn hố đạo đức để họ có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.

Nội dung GDĐĐ trên còn được cụ thể hóa, đó là giáo dục học sinh thấm nhuần thế giới quan Mác- Lênin, tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, tình u quê hương đất nước, con người, lịng nhân ái, tình yêu lao động…

1.3.4.2. Những con đường giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.

* Nội dung giáo dục đạo đức thông qua các môn học

Nội dung giáo dục đạo đức thơng qua mơn Giáo dục cơng dân và được tích hợp từ các mơn học trong chương trình học của học sinh đảm bảo các nội dung:

- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với xã hội như: Giáo dục lòng yêu hương đất nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc; Giáo dục niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; Giáo dục lịng tơn trọng, giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc, có thái độ tiến bộ đối với các giá trị truyền thống và tinh thần quốc tế vô sản; Biết ơn các vị tiền liệt có cơng dựng nước và giữ nước, giáo dục lịng tin yêu Đảng Cộng Sản Việt Nam và kính yêu Bác Hồ.

- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với lao động: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn đối với lao động, biết yêu thích lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học, biết quý trọng người lao động dù lao động chân tay hay lao động trí óc.

- Giáo dục quan hệ cá nhân học sinh đối với tài sản xã hội, di sản văn hóa và thiên nhiên: Giáo dục yêu cầu bản thân các em phải có ý thức giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ của công, không xâm phạm tài sản chung và của cải riêng của người khác. Biết bảo vệ môi trường tự nhiên nơi cư trú, học tập và nơi công cộng.

- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với mọi người xung quanh: Giáo dục các em biết kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị và những người lớn tuổi; Biết kính trọng, lễ phép, lịng biết ơn đối với thầy cơ giáo; Đối với em nhỏ phải có sự cảm thơng, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; Giáo dục tình bạn chân thành, tình u chân chính, dựa trên sự cảm thơng, hết sức tơn trọng và có cùng mục đích lý tưởng chung. Có tinh thần khiêm tốn, ln lắng nghe và biết học hỏi. Giáo dục tính thơng cảm, đồn kết tương trợ, tơn trọng lợi ích và ý chí tập thể.

- Giáo dục quan hệ cá nhân đối với bản thân: Phải luôn tự nghiêm khắc đối với bản thân mình khi có sự sai phạm; bản thân có đức tính khiêm tốn, thật thà, có tính kỷ luật, có ý chí, có nghị lực, có tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời…

- Giáo dục cho học sinh có tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biết bảo vệ hịa bình, sống thân thiện với mơi trường,…

Thơng qua việc giảng dạy mơn Văn, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lịng yêu thương con người, biết ghét cái ác, cái xấu, biết làm theo điều thiện. Thông qua môn Lịch sử, giúp học sinh hiểu biết truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của cha ông ta, biết tự hào về những truyền thống đó mà thấy rõ trách nhiệm đối với Tổ quốc.

Thông qua các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, Sinh vật: giúp học sinh hiểu biết phương pháp giải thích một cách duy vật về tính chất của thế giới, quy luật phát triển của thế giới. Những tri thức khoa học giúp HS nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lý trong đời sống đạo đức. Mơn GDCD ở bậc THPT có nhiệm vụ chủ yếu giúp HS nắm được những khái niệm cơ bản về các phạm trù đạo đức trong việc ứng xử hàng ngày, nắm được những chuẩn mực, hành vi đạo đức trong hoạt động và các quan hệ, biết rõ trách nhiệm giữa nghĩa vụ, lương tâm, tiền đồ để chuẩn bị bước vào đời.

* Nội dung GDĐĐ thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt Đoàn thanh niên và các hoạt động văn nghệ, văn hoá, thể thao, các buổi ngoại khoá về các hoạt động xã hội, bảo vệ mơi trường, góp phần chống các tệ nạn xã hội, các chủ đề uống nước nhớ nguồn, tìm hiểu truyền thống dân tộc....

Giáo dục đạo đức thông qua các giờ lao động cơng ích và vệ sinh trường lớp, vệ sinh các cơng trình cơng cộng.... Thơng qua con đường này, giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và

quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; qua đó giáo dục lịng u lao động, sự trân trọng với các thành quả lao động của cá nhân, của cộng đồng và xã hội.

Giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm tất cả các hoạt động nối tiếp hoạt động giáo dục trong giờ học, có thể được thực hiện trong trường, ở các câu lạc bộ, ở nhà văn hoá địa phương, nơi HS sinh sống với các loại hình hoạt động nhẹ nhàng, hấp dẫn như vui chơi, hoạt động văn hoá văn nghệ, hoạt động lao động cơng ích, hoạt động XH – chính trị, hoạt động thể dục thể thao, tham quan, du lịch …đưa HS vào thực tế lĩnh hội tri thức khoa học, các chuẩn mực ĐĐ và hình thành các hành vi một cách tự giác. Nhà trường THPT cần nhận thức rõ: “Hình thức này phong phú, đa dạng, yêu cầu xây dựng chương

trình hoạt động thống nhất, nội dung rõ ràng sẽ củng cố nhận thức, hình thành niềm tin, rèn luyện kỹ năng, hành vi văn hoá phù hợp với chuẩn mực đạo đức tư tuởng chímh trị, lối sống của xã hội ” [12]

Qua lao động, các em sẽ thu được những kinh nghiệm, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau. Thói quen phục tùng những lợi ích của tập thể. Đặc biệt lao động gắn liền với học tập là một trong những nguyên lý giáo dục của chúng ta hiện nay.

GDĐĐ thông qua sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và XH: Mối kết hợp này vô cùng quan trọng, khơng thể thiếu trong q trình GDĐĐ cho HS. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn …”(Bài phát biểu với hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục; 3 - 8/6/1957. VIII. 344 ) Phần lớn thời gian của HS THPT sinh hoạt ở gia đình và

cộng đồng XH (chủ yếu là cộng đồng nơi cư trú). Gia đình và cộng đồng cư trú phải là mơi trường giáo dục đầu tiên nhằm hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức nhất là tình người. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và gia đình với hàng xóm chung quanh phải là quan hệ xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các hành vi giao tiếp có văn hố, có đạo đức của mỗi người. [7]

* Giáo dục đạo đức bằng hình thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện hồn thiện mình

Đây là nhân tố quyết định trực tiếp đến trình độ đạo đức của mỗi học sinh. Sự phát triển đạo đức địi hỏi có sự tác động bên ngồi và những động lực bên trong. Đó chính là giáo dục và tự giáo dục. Tự giáo dục cũng mang yếu tố quyết định đến việc rèn luyện đạo đức.

GDĐĐ cho HS THPT còn phải bằng con đường tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân người HS để hồn thiện đạo đức nhân cách cho chính mình. Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi người là một quá trình lâu dài, phức tạp cũng trải qua bao khó khăn, gian truân trong cuộc sống mới dẫn tới thành công.

Như vậy, HS THPT từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần dần trở thành là chủ thể giáo dục, tự tu dưỡng rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách.

1.3.4.3. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.

Phương pháp giáo dục trong nhà trường là cách thức hoạt động gắn bó với nhau của người giáo dục và người được giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất theo mục tiêu giáo dục.

Phương pháp giáo dục đạo đức là thành tố quan trọng và tác động trực tiếp đến kết quả của quá trình giáo dục đạo đức cho HS THPT. Có các nhóm phương pháp cơ bản sau đây:

 Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình

thành ý thức cá nhân cho HS, nhằm cung cấp cho HS những tri thức về ĐĐ. Đó là những chuẩn mực quy tắc, cách ứng xử giao tiếp, thái độ hành vi đối với con người, tự nhiên, XH về cái đúng cái sai, cái Chân – Thiện – Mĩ trong cuộc sống … Nhóm phương pháp này gồm các phương pháp sau:

+ Phƣơng pháp đàm thoại: Là trao đổi ý kiến với nhau về một đề tài nào đó thuộc lĩnh vực đạo đức nhằm giáo dục ĐĐ cho HS. Phương pháp này lôi cuốn HS vào việc phân tích, đánh giá các sự kiện, hành vi, các hiện tượng

trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó HS ý thức được một cách sâu sắc thái độ đúng đắn của mình với hiện thực xung quanh và trách nhiệm về các hành vi, thói quen, lối sống của chính bản thân HS.

+ Phƣơng pháp nêu gƣơng: Là nêu gương cụ thể những điển hình

mẫu mực về người tốt việc tốt, những lý tưởng sống đẹp, những tình cảm đẹp… Đây là phương pháp quan trọng GDĐĐ cho HS có hiệu quả nhất

+ Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành phát triển những hành vi, thói quen, hành vi phù hợp chuẩn mực.

Đây là nhóm phương pháp tổ chức dưới các hình thức hoạt động và giao lưu vô cùng phong phú và đa dạng trong mọi sinh hoạt của đời sống: Văn nghệ, TDTT, lao động, học tập, giao lưu văn hoá. Hoạt động giao lưu trong và ngồi trường vơ cùng quan trọng, cung cấp cho HS những kinh nghiệm quan hệ xã hội và ứng xử xã hội.

 Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng

xử. Nhóm này gồm các phương pháp sau:

+ Phương pháp thi đua: Đây là phương pháp không thể thiếu ở nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bùi thị xuân, quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)