2.3.2 .Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh
3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, GV, cha mẹ HS
GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các đối tượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh như đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên, PHHS, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Các lực lượng này cần phải nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của vấn đề giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung
Tuyên truyền lý luận chủ nghĩa Mác Lê - Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản pháp quy của Bộ GD & ĐT về mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng như Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII; Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học; Các quy định, quy chế, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến học sinh THPT; Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hồ Chí Minh; Nội quy, quy chế của trường THPT Bùi Thị Xuân tới tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện * Đối với nhà trường
Chi ủy Đảng - Ban Giám hiệu nhà trường phải quán triệt sâu sắc các chủ trương giáo dục của Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường để tạo sự đoàn kết, chủ động phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh, xác định rõ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm
của mọi thành viên trong nhà trường.
- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường: + Đối với GV, nhà trường cần tổ chức, hướng dẫn cho GV học tập để nắm vững quy chế chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ công tác của GV bộ môn, GVCN, cần quán triệt sâu sắc trách nhiệm nặng nề của mình, phải thấy được vai trị trung tâm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là GVCN. Tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức cho học sinh dành cho GVCN đặc biệt là những GVCN trẻ, kinh nghiệm giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng chưa nhiều.
+ Đối với Đồn thanh niên, cần chú trọng bồi dưỡng về nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ cơng tác Đồn cho lực lượng cán bộ Đoàn chủ chốt. Đoàn thanh niên cần nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động phong trào có ý nghĩa rất lớn, có tác động mạnh mẽ đến việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của học sinh từ đó mà xác định được vị trí của cơng tác Đồn trong q trình giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Nâng cao nhận thức cho bản thân học sinh:
Học sinh là đối tượng nhận được sự giáo dục, các em cần phải tự nhận thức được sự cấp thiết của giáo dục đạo đức bên cạnh các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, các em cần phải thấy rõ muốn hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện, phải thực hiện đồng thời việc lĩnh hội tri thức khoa học và học cách đối nhân xử thế, học làm một công dân tốt. Các em học sinh phải nhận thức được rằng: cần phải tạo cho mình ý thức tự giác trong quá trình giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT và phải biến quá trình tiếp nhận giáo dục đạo đức một cách thụ động thành quá trình tự giáo dục đạo đức và nhân cách - đây là điểm mới và sẽ đem lại hiệu quả cao nếu các nhà quản lý làm tốt vấn đề này.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Cha mẹ học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh, cần chủ động phối hợp với nhà trường, đặc
biệt là với GVCN để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, phải kết hợp với nhà trường và các lực lượng xã hội khác cùng tham gia giáo dục đạo đức, không bao che những thiếu sót của con em mình khi ở nhà hoặc ngồi xã hội.
- Nhà trường cần bàn bạc, thống nhất các mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức với CMHS. Từ đó tạo được sự đồng thuận trong hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức học sinh nói riêng.
- Gia đình cần phối hợp với cộng đồng để nắm được tình hình học sinh. Các thơng tin thu được từ gia đình và cộng đồng giúp cho GVCN có thể đánh giá đúng học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
- Cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi tham quan dã ngoại, hoạt động ngoại khoá.. Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của con em mình theo yêu cầu của GVCN lớp hoặc theo yêu cầu chung của nhà trường.
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố